Quy trình xây dựng chuẩn chương trình đào tạo giáo dục đại học được thực hiện như thế nào?

Xin cho tôi hỏi: Quy trình xây dựng chuẩn chương trình đào tạo giáo dục đại học hiện nay được thực hiện như thế nào? (Câu hỏi từ chị Bình - Khánh Hòa).

Chương trình đào tạo giáo dục đại học là gì?

Căn cứ khoản 1 Điều 2 Thông tư 17/2021/TT-BGDĐT quy định về chương trình đào tạo giáo dục đại học như sau:

Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Chương trình đào tạo là một hệ thống các hoạt động giáo dục, đào tạo được thiết kế và tổ chức thực hiện nhằm đạt được các mục tiêu đào tạo, hướng tới cấp một văn bằng giáo dục đại học cho người học. Chương trình đào tạo bao gồm mục tiêu, khối lượng kiến thức, cấu trúc, nội dung, phương pháp và hình thức đánh giá đối với môn học, ngành học, trình độ đào tạo, chuẩn đầu ra phù hợp với Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
...

Như vậy, chương trình đào tạo là một hệ thống bao gồm các hoạt động giáo dục, đào tạo được thiết kế và tổ chức với mục đích đạt được các mục tiêu đào tạo, hướng tới việc cấp một văn bằng giáo dục đại học cho người học.

Chương trình đào tạo bao gồm các mục tiêu, khối lượng kiến thức, cấu trúc, nội dung, phương pháp và hình thức đánh giá đối với các môn học, ngành học, trình độ đào tạo, chuẩn đầu ra phù hợp với Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Quy trình xây dựng chuẩn chương trình đào tạo giáo dục đại học được thực hiện như thế nào?

Quy trình xây dựng chuẩn chương trình đào tạo giáo dục đại học được thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)

Quy trình xây dựng chuẩn chương trình đào tạo giáo dục đại học được thực hiện như thế nào?

Căn cứ Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 17/2021/TT-BGDĐT quy định về quy trình xây dựng chuẩn chương trình đào tạo giáo dục đại học.

Theo đó, chuẩn chương trình đào tạo giáo dục đại học được xây dựng theo các bước sau:

Bước 1: Thu thập, biên dịch, so sánh, phân tích các tài liệu mô tả các dịch vụ, hoạt động, công việc của ngành đào tạo.

+ Thu thập, rà soát, biên dịch, phân tích các tài liệu mô tả các dịch vụ, hoạt động, công việc của ngành đào tạo của một số quốc gia trên thế giới;

+ Thu thập, rà soát, tổng hợp các VBQPPL của Việt Nam liên quan tới nghề nghiệp ngành đào tạo;

+ Đối chiếu với kết quả phân tích tài liệu liên quan đến nhiệm vụ của loại nhân lực ngành đào tạo tại Việt Nam, so sánh điểm giống và khác nhau.

Bước 2: Khảo sát, xây dựng danh mục các nhóm công việc của loại nhân lực dựa trên kết quả phân tích dữ liệu thứ cấp. Sau đó tổng hợp và thống nhất danh mục các nhóm dịch vụ, hoạt động, công việc của loại nhân lực ngành đào tạo.

Bước 3: Khảo sát, thu thập ý kiến, quan điểm của các bên liên quan đối với danh mục các nhóm công việc của loại nhân lực ngành đào tạo;

Bước 4: Viết dự thảo báo cáo kết quả danh mục các nhóm công việc và nhu cầu năng lực của loại nhân lực ngành đào tạo.

Bước 5: Xây dựng dự thảo chuẩn chương trình đào tạo.

Bước 6: Xây dựng phiếu khảo sát về chuẩn chương trình đào tạo và tính khả thi áp dụng chuẩn chương trình đào tạo phát triển chương trình cho loại nhân lực ngành đào tạo tại Việt Nam dựa trên kết quả điều tra, khảo sát, phỏng vấn.

Bước 7: Khảo sát ý kiến của các bên liên quan về dự thảo và khả năng áp dụng đối với loại nhân lực ngành đào tạo tại Việt Nam.

Bước 8: Hoàn thiện dự thảo chuẩn chương trình đào tạo và khả năng áp dụng đối với loại nhân lực ngành đào tạo tại Việt Nam dựa vào kết quả khảo sát.

Bước 9: Hoàn thiện dự thảo chuẩn chương trình đào tạo và báo cáo kết quả rà soát, nghiên cứu, phân tích nhu cầu năng lực loại nhân lực ngành đào tạo tại Việt Nam, trình Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Ban hành chuẩn chương trình đào tạo giáo dục đại học nhằm mục đích gì?

Căn cứ khoản 1 Điều 3 Thông tư 17/2021/TT-BGDĐT quy định về mục đích ban hành chuẩn chương trình đào tạo như sau:

Điều 3. Mục đích ban hành chuẩn chương trình đào tạo
1. Chuẩn chương trình đào tạo là căn cứ để:
a) Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành các quy định về mở ngành đào tạo, xác định chỉ tiêu tuyển sinh và tổ chức tuyển sinh, tổ chức và quản lý đào tạo, liên thông trong đào tạo, các tiêu chuẩn đánh giá và kiểm định chương trình đào tạo;
b) Cơ sở đào tạo xây dựng, thẩm định, ban hành, thực hiện, đánh giá và cải tiến chương trình đào tạo; xây dựng các quy định về tuyển sinh, tổ chức và quản lý đào tạo, công nhận và chuyển đổi tín chỉ cho người học, công nhận chương trình đào tạo của các cơ sở đào tạo khác; thực hiện trách nhiệm giải trình về chất lượng chương trình đào tạo;
c) Các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra về chương trình đào tạo và bảo đảm chất lượng chương trình đào tạo; các bên liên quan và toàn xã hội giám sát hoạt động và kết quả đào tạo của cơ sở đào tạo.
2. Chuẩn chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học là cơ sở để xây dựng, thẩm định và ban hành chuẩn chương trình đào tạo của các ngành, nhóm ngành của từng lĩnh vực đối với từng trình độ. Chuẩn chương trình đào tạo của các ngành, nhóm ngành của từng lĩnh vực ở mỗi trình độ có thể quy định cao hơn hoặc mở rộng hơn so với các quy định chung trong chuẩn chương trình đào tạo của trình độ đó.

Như vậy, viêc ban hành chuẩn chương trình đào tạo giáo dục đại học nhằm thực hiện các mục đích sau:

- Làm căn cứ để Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về mở ngành đào tạo, xác định chỉ tiêu và tổ chức tuyển sinh, tổ chức và quản lý đào tạo, liên thông trong đào tạo, các tiêu chuẩn đánh giá và kiểm định chương trình đào tạo;

- Là căn cứ để cơ sở đào tạo xây dựng, thẩm định, ban hành, thực hiện, đánh giá và cải tiến chương trình đào tạo. Từ đó, xây dựng các quy định về tuyển sinh, tổ chức và quản lý đào tạo, công nhận và chuyển đổi tín chỉ cho người học, công nhận chương trình đào tạo của các cơ sở đào tạo khác và thực hiện trách nhiệm giải trình về chất lượng chương trình đào tạo;

- Là căn cứ để các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra về chương trình đào tạo và bảo đảm chất lượng chương trình đào tạo;

- Là căn cứ để các bên liên quan và toàn xã hội giám sát hoạt động và kết quả đào tạo của cơ sở đào tạo;

- Chuẩn chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học là cơ sở để xây dựng, thẩm định và ban hành chuẩn chương trình đào tạo của các ngành, nhóm ngành của từng lĩnh vực đối với từng trình độ.

Trân trọng!

Cơ sở giáo dục đại học
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Cơ sở giáo dục đại học
Hỏi đáp Pháp luật
VLU là trường gì? Trường Đại Học Văn Lang Cơ sở 3 địa chỉ ở đâu? Trường Đại học Văn Lang là trường công hay tư?
Hỏi đáp Pháp luật
Địa chỉ Học viện Tòa án ở đâu? Học viện Tòa án có mã trường là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Hiện nay Đại học Thái Nguyên có bao nhiêu trường đại học thành viên?
Hỏi đáp Pháp luật
Hiện nay Đại học Huế có bao nhiêu trường đại học thành viên?
Hỏi đáp Pháp luật
Hiện nay Đại học Đà Nẵng có bao nhiêu trường đại học thành viên?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân chính thức trở thành Đại học Kinh tế Quốc dân từ ngày 15/11/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiêu chuẩn bổ nhiệm Phó Hiệu trưởng của cơ sở giáo dục đại học thuộc Bộ Tài chính?
Hỏi đáp Pháp luật
Hiệu trưởng của cơ sở giáo dục đại học thuộc Bộ Tài chính có bắt buộc phải có trình độ tiến sĩ không?
Hỏi đáp Pháp luật
Các trường đại học, học viện thuộc Bộ Tài chính hiện nay?
Hỏi đáp Pháp luật
DAV là trường gì? Trụ sở chính Học viện Ngoại giao ở tỉnh thành nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Cơ sở giáo dục đại học
Trần Thị Ngọc Huyền
4,037 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào