Tiêu chuẩn của thành phố trực thuộc trung ương là gì? Có bao nhiêu thành phố trực thuộc Trung ương?
Tiêu chuẩn của thành phố trực thuộc trung ương là gì?
Căn cứ Điều 4 Nghị quyết 1211/2016/UBTVQH13 được sửa đổi bởi điểm a, điểm b khoản 4; khoản 20 Điều 1 Nghị quyết 27/2022/UBTVQH15 quy định tiêu chuẩn của thành phố trực thuộc trung ương:
Điều 4. Tiêu chuẩn của thành phố trực thuộc trung ương
1. Quy mô dân số từ 1.000.000 người trở lên.
2. Diện tích tự nhiên từ 1.500 km2 trở lên.
3. Đơn vị hành chính trực thuộc:
a) Số đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc có từ 09 đơn vị trở lên;
b) Tỷ lệ số quận, thị xã, thành phố trực thuộc trên tổng số đơn vị hành chính cấp huyện từ 60% trở lên, trong đó có ít nhất là 02 quận.
4. Đã được công nhận là đô thị loại đặc biệt hoặc loại I; hoặc khu vực dự kiến thành lập thành phố trực thuộc trung ương đã được phân loại đạt tiêu chí của đô thị loại đặc biệt hoặc loại I.
5. Cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội đạt quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết này.
Theo quy định trên, tiêu chuẩn của thành phố trực thuộc trung ương như sau:
- Có quy mô dân số từ 1.000.000 người trở lên.
- Có diện tích tự nhiên từ 1.500 km2 trở lên.
- Có số đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc có từ 09 đơn vị trở lên;
- Tỷ lệ số quận, thị xã, thành phố trực thuộc trên tổng số đơn vị hành chính cấp huyện từ 60% trở lên, trong đó có ít nhất là 02 quận.
- Đã được công nhận là đô thị loại đặc biệt hoặc loại 1; hoặc khu vực dự kiến thành lập thành phố trực thuộc trung ương đã được phân loại đạt tiêu chí của đô thị loại đặc biệt hoặc loại 1.
- Cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội đạt theo quy định sau:
+ Cân đối thu chi ngân sách: đủ
+ Thu nhập bình quân đầu người/tháng so với trung bình cả nước (lần): 1.75
+ Mức tăng trưởng kinh tế trung bình 03 năm gần nhất (%): Đạt bình quân của cả nước
+ Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều trung bình 03 năm gần nhất (%): Đạt bình quân của cả nước
+ Tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ trong cơ cấu kinh tế: 90%
+ Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp nội thành, nội thị, thị trấn, quận và phường: 90%
Tiêu chuẩn của thành phố trực thuộc trung ương là gì? Có bao nhiêu thành phố trực thuộc Trung ương? (Hình từ Internet)
Năm 2024, có bao nhiêu thành phố trực thuộc Trung ương?
Tính đến năm 2024, Việt Nam có 5 thành phố trực thuộc Trung ương, bao gồm:
[1] Thủ đô Hà Nội
Hà Nội là thủ đô của Việt Nam, là một thành phố trực thuộc trung ương và là một trong hai đô thị loại đặc biệt của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Đây là thành phố lớn nhất (về diện tích) Việt Nam, có vị trí là trung tâm chính trị, một trong hai trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục quan trọng tại Việt Nam.
[2] Thành phố Hồ Chí Minh
Thành phố Hồ Chí Minh (thường được gọi tắt là TP.HCM hoặc Sài Gòn) nằm ở phía Nam Việt Nam, là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học kỹ thuật và du lịch lớn nhất cả nước.
Thành phố Hồ Chí Minh được phân chia hành chính: 16 quận, 1 thành phố (Thủ Đức) và 5 huyện.
[3] Hải Phòng
Thành phố Hải Phòng nằm ở khu vực đồng bằng sông Hồng, ven biển Đông Bắc Việt Nam, cách thủ đô Hà Nội khoảng 100 km về phía Đông.
Thành phố Hải Phòng được phân chia hành chính: 7 quận, 8 huyện và 217 đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn.
[4] Đà Nẵng
Thành phố Đà Nẵng nằm ở khu vực duyên hải miền Trung Việt Nam, là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học kỹ thuật và du lịch quan trọng của khu vực. Thành phố Đà Nẵng được phân chia hành chính: 6 quận, 2 huyện.
[5] Cần Thơ
Thành phố Cần Thơ nằm ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, là trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục và thương mại của khu vực. Thành phố Cần Thơ được phân chia hành chính: 5 quận, 4 huyện.
Lưu ý: Hiện tại, vẫn chưa có quyết định chính thức nào về việc thành lập thêm thành phố trực thuộc Trung ương trong năm 2024. Tuy nhiên dự kiến sẽ phát triển thêm 3 TP nữa là Huế, Đà Lạt, Buôn Ma Thuột nếu đủ điều kiện nhằm tạo thế cân bằng giữa các miền Bắc - Trung - Nam.
Cảnh sát giao thông thành phố trực thuộc Trung ương được tuần tra kiểm soát và xử lý vi phạm trên các tuyến đường nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 6 Thông tư 32/2023/TT-BCA quy định tuyến, địa bàn tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm của cảnh sát giao thông thành phố trực thuộc Trung ương như sau:
- Các tuyến đường cao tốc chỉ nằm trong phạm vi địa giới hành chính của 01 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Các tuyến quốc lộ trọng điểm, quốc lộ có tình hình trật tự, an toàn giao thông phức tạp;
- Các tuyến giao thông đường bộ có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng tại địa phương;
- Các tuyến đường đô thị thuộc thành phố trực thuộc Trung ương.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh ở đâu? Nguyên tắc lập quy hoạch TP Hồ Chí Minh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 là gì?
- 24 tiết khí của 4 mùa trong năm 2025? Làm việc vào ngày lễ, tết 2025 được trả lương thế nào?
- 12/11 âm lịch 2024 là ngày bao nhiêu dương? 12 tháng 11 âm 2024 là thứ mấy?
- Mẫu thư gửi chú bộ đội ở đảo xa nhân ngày 22/12 năm 2024?
- Các yếu tố cấu thành tội môi giới mại dâm theo pháp luật Hình sự?