Cuộc họp giao ban là gì? Mẫu biên bản cuộc họp giao ban thông dụng năm 2024?

Xin cho tôi hỏi: Tôi có thể tham khảo các mẫu biên bản cuộc họp giao ban dùng cho doanh nghiệp ở đâu, tải về như thế nào? (Câu hỏi từ chị Vân - Hà Nội).

Cuộc họp giao ban là gì?

Cuộc họp giao ban là cuộc họp của lãnh đạo cơ quan, đơn vị nhằm mục đích nắm bắt được tình hình triển khai thực hiện nhiệm vụ công tác, trao đổi ý kiến và thực hiện chỉ đạo giải quyết các công việc thường xuyên của đơn vị.

Cuộc họp giao ban thường được tổ chức trong một khoảng thời gian ngắn với nội dung như điểm lại những công việc đã triển khai trong thời gian trước đó, kế hoạch triển khai trong thời gian tới và các đề xuất, kiến nghị, hướng giải quyết các vướng mắc.

Cuộc họp giao ban được chia làm 02 loại là giao ban định kỳ và giao ban đột xuất.

Cuộc họp giao ban là gì? Mẫu biên bản cuộc họp giao ban thông dụng năm 2024? Họp giao ban cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo được quy định như thế nào?

Cuộc họp giao ban là gì? Mẫu biên bản cuộc họp giao ban thông dụng năm 2024? (Hình từ Internet)

Mẫu biên bản cuộc họp giao ban thông dụng năm 2024?

Biên bản cuộc họp giao ban thường phải đáp ứng có đủ nội dung về thời gian, địa điểm diễn ra cuộc họp, thành phần tham dự, nội dung cuộc họp về vấn đề gì, ý kiến của người tham gia,...

Các tổ chức, cá nhân có thể tham khảo Mẫu biên bản cuộc họp giao ban dưới đây.

Tải về Mẫu biên bản cuộc họp giao ban thông dụng năm 2024 tại đây.

Thời gian người lao động tham gia họp giao ban có được tính vào thời giờ làm việc được hưởng lương không?

Căn cứ Điều 58 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về thời giờ làm việc được hưởng lương như sau:

Điều 58. Thời giờ được tính vào thời giờ làm việc được hưởng lương
1. Nghỉ giữa giờ quy định khoản 2 Điều 64 Nghị định này.
2. Nghỉ giải lao theo tính chất của công việc.
3. Nghỉ cần thiết trong quá trình lao động đã được tính trong định mức lao động cho nhu cầu sinh lý tự nhiên của con người.
4. Thời giờ nghỉ đối với lao động nữ khi mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trong thời gian hành kinh theo quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 137 của Bộ luật Lao động.
5. Thời giờ phải ngừng việc không do lỗi của người lao động.
6. Thời giờ hội họp, học tập, tập huấn do yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc được người sử dụng lao động đồng ý.
7. Thời giờ người học nghề, tập nghề trực tiếp hoặc tham gia lao động theo quy định tại khoản 5 Điều 61 của Bộ luật Lao động.
8. Thời giờ mà người lao động là thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở được sử dụng để thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 176 của Bộ luật Lao động.
9. Thời giờ khám sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, giám định y khoa để xác định mức độ suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, nếu thời giờ đó được thực hiện theo sự bố trí hoặc do yêu cầu của người sử dụng lao động.
10. Thời giờ đăng ký, khám, kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự, nếu thời giờ đó được hưởng nguyên lương theo quy định của pháp luật về nghĩa vụ quân sự.

Như vậy, thời gian người lao động tham gia họp giao ban theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc được người sử dụng lao động đồng ý sẽ được tính vào thời giờ làm việc được hưởng lương theo quy định.

Họp giao ban cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo được quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 19 Quy chế làm việc của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Quyết định 355/QĐ-BGDĐT năm 2022 quy định về họp giao ban cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo như sau:

Điều 19. Họp giao ban cơ quan Bộ
1. Họp giao ban cơ quan Bộ nhằm bảo đảm sự chỉ đạo, điều hành thường xuyên, chặt chẽ của Bộ trưởng; điều phối hoạt động của các đơn vị, kịp thời phát hiện và xử lý các vấn đề để công việc được thực hiện có chất lượng và đúng tiến độ.
2. Thành phần họp: Lãnh đạo Bộ, lãnh đạo các đơn vị thuộc cơ quan Bộ (các vụ, cục, Thanh tra, Văn phòng), Ban quản lý các dự án, Báo Giáo dục và Thời đại đối với giao ban tháng và đại diện lãnh đạo các đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ khác, các chương trình, dự án, Văn phòng Hội đồng Quốc gia Giáo dục và phát triển nhân lực đối với giao ban quý; Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam, Chủ tịch Công đoàn cơ quan Bộ; Chánh Văn phòng Đảng - Đoàn thể, Chánh Văn phòng Ban cán sự Đảng; các thành phần khác theo yêu cầu của Bộ trưởng.
3. Thời gian họp: Tổ chức vào tuần cuối tháng đối với giao ban tháng, tuần cuối quý đối với giao ban quý.
4. Nội dung: Kiểm điểm, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác tháng, quý và xác định nhiệm vụ trọng tâm tháng, quý tiếp theo và những nội dung khác theo yêu cầu của Bộ trưởng.

Như vậy, họp giao ban cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo là cuộc họp với mục đích bảo đảm sự chỉ đạo, điều hành thường xuyên, chặt chẽ của Bộ trưởng và thực hiện điều phối hoạt động của các đơn vị. Từ đó, kịp thời phát hiện và xử lý các vấn đề để công việc được thực hiện có chất lượng và theo đúng tiến độ.

Cuộc họp giao ban cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ được tổ chức theo quy định sau:

- Thành phần tham dự:

+ Lãnh đạo Bộ, lãnh đạo các đơn vị thuộc cơ quan Bộ;

+ Ban quản lý các dự án;

+ Đại diện lãnh đạo các đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ khác;

+ Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam, Chủ tịch Công đoàn cơ quan Bộ;

+ Chánh Văn phòng Đảng - Đoàn thể, Chánh Văn phòng Ban cán sự Đảng;

+ Báo Giáo dục và Thời đại trong cuộc họp giao ban tháng;

+ Các chương trình, dự án, Văn phòng Hội đồng Quốc gia Giáo dục và phát triển nhân lực trong cuộc họp giao ban quý;

+ Các thành phần khác theo yêu cầu của Bộ trưởng.

- Thời gian họp: Tuần cuối cùng của tháng đối với giao ban tháng và tuần cuối cùng của quý đối với giao ban quý.

- Nội dung họp: Kiểm điểm, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác tháng, quý và xác định nhiệm vụ trọng tâm tháng, quý tiếp theo và những nội dung khác theo yêu cầu của Bộ trưởng.

Trân trọng!

Tìm hiểu Pháp luật
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tìm hiểu Pháp luật
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày 2 tháng 8 năm 2024 là bao nhiêu âm? Quy định về thời giờ làm việc bình thường trong ngày này?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày 1 tháng 8 là ngày gì? 1 tháng 8 năm 2024 là ngày bao nhiêu âm, thứ mấy? Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Tuyên giáo được tặng cho đối tượng nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Xem lịch âm 2024 - Lịch âm hôm nay ngày mai - Chi tiết, đầy đủ cho cả năm?
Hỏi đáp Pháp luật
Lịch Dương Tháng 8 2024 chi tiết, chính xác nhất? Tháng 8 năm 2024 có bao nhiêu ngày theo lịch Dương?
Hỏi đáp Pháp luật
Lịch vạn niên 2024 - Lịch âm 2024: Xem chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2024? Còn mấy ngày nữa đến Tết âm lịch 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Quốc tang cấm các hoạt động nào? Các cơ quan nào cùng đứng tên ra thông cáo về Lễ Quốc tang?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày 10 tháng 8 là ngày gì? Chia sẻ lịch âm tháng 8 năm 2024 chính xác, đầy đủ?
Hỏi đáp Pháp luật
Áp thấp nhiệt đới là gì? Nội dung tin dự báo diễn biến áp thấp nhiệt đới gồm những thông tin gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Chỉ thị 30–CT/TU của Thành ủy Hà Nội, gia đình có vai trò gì trong việc khôi phục, kế thừa, phát huy những giá trị đạo đức, văn hóa truyền thống của Thăng Long - Hà Nội?
Hỏi đáp Pháp luật
Nghị quyết 15-NQ/TW về phương hướng, nhiệm vụ đề ra việc thúc đẩy mạnh mẽ quá trình nào trong phát triển kinh tế Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn 2045?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tìm hiểu Pháp luật
Trần Thị Ngọc Huyền
4,653 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tìm hiểu Pháp luật
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào