Mẫu hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất mới nhất năm 2024?
Mẫu hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất mới nhất năm 2024?
Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất là một trong những loại hợp đồng dân sự thông dụng.
Vì vậy, dựa theo quy định tại Điều 398 Bộ luật Dân sự 2015, hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất cần đảm bảo các nội dung sau:
- Thông tin cá nhân của các bên trong hợp đồng;
- Đối tượng của hợp đồng;
- Số lượng, loại đất, hạng đất, diện tích, vị trí, số hiệu, ranh giới và tình trạng đất;
- Giá, phương thức thanh toán;
- Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;
- Quyền, nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng;
- Thời hạn sử dụng đất còn lại của bên tặng cho;
- Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
- Phương thức giải quyết tranh chấp.
Dưới đây là mẫu hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất mới nhất năm 2024 có thể tham khảo:
Tải về mẫu hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất mới nhất năm 2024: Tại đây
Lưu ý: Nội dung biểu mẫu chỉ mang tính chất tham khảo!
Mẫu hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất mới nhất năm 2024? (Hình từ Internet)
Người sử dụng đất thực hiện quyền tặng cho quyền sử dụng đất phải đáp ứng điều kiện nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013 quy định như sau:
Điều 188. Điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất
1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:
a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;
b) Đất không có tranh chấp;
c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
d) Trong thời hạn sử dụng đất.
2. Ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, người sử dụng đất khi thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; quyền thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất còn phải có đủ điều kiện theo quy định tại các điều 189, 190, 191, 192, 193 và 194 của Luật này.
3. Việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.
Theo đó, người sử dụng đất thực hiện quyền tặng cho quyền sử dụng đất phải đáp ứng các điều kiện dưới đây:
- Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.
- Đất không có tranh chấp.
- Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án.
- Trong thời hạn sử dụng đất.
- Không thuộc các trường hợp không được nhận tặng cho quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 191 Luật Đất đai 2013.
- Trường hợp hộ gia đình, cá nhân tặng cho quyền sử dụng đất có điều kiện tại Việt Nam thì cần đáp ứng các điều kiện tại Điều 192 Luật Đất đai 2013.
Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất là khi nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 459 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về tặng cho bất động sản như sau:
Điều 459. Tặng cho bất động sản
1. Tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký, nếu bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của luật.
2. Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký; nếu bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản.
Tại điểm a khoản 3 Điều 167 Luật đất đai 2013 quy định:
Điều 167. Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất
...
3. Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau:
a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này;
...
Bên cạnh đó, theo khoản 1 Điều 5 Luật Công chứng 2014 quy định về giá trị pháp lý của văn bản công chứng như sau:
Điều 5. Giá trị pháp lý của văn bản công chứng
1. Văn bản công chứng có hiệu lực kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng.
2. Hợp đồng, giao dịch được công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan; trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp các bên tham gia hợp đồng, giao dịch có thỏa thuận khác.
3. Hợp đồng, giao dịch được công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu.
4. Bản dịch được công chứng có giá trị sử dụng như giấy tờ, văn bản được dịch.
Đối chiếu với các quy định trên, đối với hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất thì pháp luật quy định phải công chứng và phải thực hiện đăng ký chuyển quyền sở hữu thì có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký tại Văn phòng đăng ký đất đai.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tặng cho quyền sử dụng đất có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- 7 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm? Tháng 2 2025 có ngày lễ nào ở Việt Nam NLĐ được nghỉ hưởng nguyên lương không?
- Lương của người lao động tăng bao nhiêu khi hết thời gian thử việc?
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là gì? Báo cáo thuyết minh bản đồ hiện trạng sử dụng đất gồm những nội dung gì?