Người quản lý Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên 100% vốn Nhà nước bị buộc thôi việc khi nào?
- Người quản lý doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ gồm những ai?
- Người quản lý Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên 100% vốn Nhà nước bị buộc thôi việc khi nào?
- Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật đối với người quản lý Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên 100% vốn Nhà nước bị buộc thôi việc
Người quản lý doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ gồm những ai?
Căn cứ tại khoản 4 Điều 2 Nghị định 159/2020/NĐ-CP có quy định về người quản lý doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ như sau:
Điều 2. Đối tượng áp dụng
...
4. Người giữ chức danh, chức vụ tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ (sau đây gọi là người quản lý doanh nghiệp nhà nước), bao gồm:
a) Chủ tịch Hội đồng thành viên;
b) Chủ tịch công ty (đối với công ty không có Hội đồng thành viên);
c) Thành viên Hội đồng thành viên;
d) Tổng giám đốc;
đ) Giám đốc;
e) Phó tổng giám đốc;
g) Phó giám đốc;
h) Kế toán trưởng.
...
Như vậy, người quản lý doanh nghiệp trong doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ bao gồm những nguời sau đây:
- Chủ tịch Hội đồng thành viên;
- Chủ tịch công ty (đối với công ty không có Hội đồng thành viên);
- Thành viên Hội đồng thành viên;
- Tổng giám đốc;
- Giám đốc;
- Phó tổng giám đốc;
- Phó giám đốc;
- Kế toán trưởng.
Người quản lý Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên 100% vốn Nhà nước bị buộc thôi việc khi nào?
Căn cứ tại Điều 63 Nghị định 159/2020/NĐ-CP có quy định về áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc như sau:
Điều 63. Áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc
Hình thức kỷ luật buộc thôi việc áp dụng đối với người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước có hành vi vi phạm pháp luật thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Có hành vi vi phạm pháp luật lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 60 Nghị định này.
2. Có hành vi vi phạm pháp luật lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 61 Nghị định này.
3. Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp để được tuyển dụng vào doanh nghiệp.
4. Nghiện ma túy; đối với trường hợp này phải có thông báo của cấp có thẩm quyền.
Như vậy, người quản lý Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên 100% vốn Nhà nước bị buộc thôi việc khi có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
- Có hành vi vi phạm pháp luật lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp áp dụng hình thức kỷ luật khiển trách;
- Có hành vi vi phạm pháp luật lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp:
+ Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp để được tham gia đào tạo, bồi dưỡng;
+ Không hoàn thành nhiệm vụ quản lý, điều hành theo sự phân công của cấp có thẩm quyền.
- Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp để được tuyển dụng vào doanh nghiệp.
- Nghiện ma túy; đối với trường hợp này phải có thông báo của cấp có thẩm quyền.
Người quản lý Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên 100% vốn Nhà nước bị buộc thôi việc khi nào? (Hình từ Internet)
Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật đối với người quản lý Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên 100% vốn Nhà nước bị buộc thôi việc
Căn cứ tại Điều 64 Nghị định 159/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 24 Điều 1 Nghị định 69/2023/NĐ-CP có quy định về trình tự, thủ tục kỷ luật đối với người quản lý Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên 100% vốn nhà nước như sau:
- Việc xử lý kỷ luật đối với người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước được thực hiện theo các bước sau đây:
Bước 1: Tổ chức họp kiểm điểm;
Bước 2: Thành lập Hội đồng kỷ luật;
Bước 3: Cấp có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật.
Lưu ý: Không thực hiện tổ chức họp kiểm điểm đối với trường hợp:
+ Xử lý kỷ luật theo quy định tại khoản 10 Điều 56 Nghị định 159/2020/NĐ-CP;
+ Xử lý kỷ luật theo quyết định của cấp có thẩm quyền quy định tại điểm d khoản 1 Điều 59 Nghị định 159/2020/NĐ-CP.
- Không thực hiện quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 64 Nghị định 159/2020/NĐ-CP đối với trường hợp:
+ Đã có kết luận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về hành vi vi phạm, trong đó có đề xuất cụ thể hình thức kỷ luật theo quy định;
+ Người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người quản lý vốn nhà nước có hành vi vi phạm pháp luật bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng;
+ Đã có quyết định xử lý kỷ luật về đảng, trừ trường hợp cấp có thẩm quyền quyết định thành lập Hội đồng kỷ luật theo quy định tại khoản 6 Điều 56 Nghị định 159/2020/NĐ-CP.
Các trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 64 Nghị định 159/2020/NĐ-CP được sử dụng kết luận về hành vi vi phạm (nếu có) mà không phải điều tra, xác minh lại.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Có thể trả tiền thuê đất hằng năm đối với đất nuôi trồng thủy sản không?
- Hiệu trưởng công lập có được điều hành dạy thêm ngoài trường học không?
- Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND tỉnh theo Nghị định 168?