Đối tượng nào bị đưa vào trại cai nghiện bắt buộc? Thời hạn quản lý sau cai nghiện ma túy tại nơi cư trú là bao lâu?
Đối tượng nào bị đưa vào trại cai nghiện bắt buộc?
Căn cứ theo Điều 32 Luật Phòng, chống ma túy 2021 quy định như sau:
Điều 32. Đối tượng bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Không đăng ký, không thực hiện hoặc tự ý chấm dứt cai nghiện ma túy tự nguyện;
2. Trong thời gian cai nghiện ma túy tự nguyện bị phát hiện sử dụng trái phép chất ma túy;
3. Người nghiện ma túy các chất dạng thuốc phiện không đăng ký, không thực hiện hoặc tự ý chấm dứt điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế hoặc bị chấm dứt điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế do vi phạm quy định về điều trị nghiện;
4. Trong thời gian quản lý sau cai nghiện ma túy mà tái nghiện.
Ngoài ra, căn cứ theo khoản 1 Điều 33 Luật Phòng, chống ma túy 2021 quy định như sau:
Điều 33. Cai nghiện ma túy cho người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi
1. Người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Không đăng ký, không thực hiện hoặc tự ý chấm dứt cai nghiện ma túy tự nguyện;
b) Trong thời gian cai nghiện ma túy tự nguyện bị phát hiện sử dụng trái phép chất ma túy;
c) Người nghiện ma túy các chất dạng thuốc phiện không đăng ký, không thực hiện hoặc tự ý chấm dứt điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế hoặc bị chấm dứt điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế do vi phạm quy định về điều trị nghiện.
...
Như vậy, đối tượng bị đưa vào trại cai nghiện bắt buộc gồm có:
(1) Người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu thuộc các trường hợp dưới đây:
- Không đăng ký, không thực hiện hoặc tự ý chấm dứt cai nghiện ma túy tự nguyện;
- Trong thời gian cai nghiện ma túy tự nguyện bị phát hiện sử dụng trái phép chất ma túy;
- Người nghiện ma túy các chất dạng thuốc phiện không đăng ký, không thực hiện hoặc tự ý chấm dứt điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế hoặc bị chấm dứt điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế do vi phạm quy định về điều trị nghiện.
(2) Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Không đăng ký, không thực hiện hoặc tự ý chấm dứt cai nghiện ma túy tự nguyện;
- Trong thời gian cai nghiện ma túy tự nguyện bị phát hiện sử dụng trái phép chất ma túy;
- Người nghiện ma túy các chất dạng thuốc phiện không đăng ký, không thực hiện hoặc tự ý chấm dứt điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế hoặc bị chấm dứt điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế do vi phạm quy định về điều trị nghiện;
- Trong thời gian quản lý sau cai nghiện ma túy mà tái nghiện.
Đối tượng nào bị đưa vào trại cai nghiện bắt buộc? Thời hạn quản lý sau cai nghiện ma túy tại nơi cư trú là bao lâu? (Hình từ Internet)
Thời hạn quản lý sau cai nghiện ma túy tại nơi cư trú là bao lâu?
Căn cứ theo khoản 1, khoản 2 Điều 40 Luật Phòng, chống ma túy 2021 quy định như sau:
Điều 40. Quản lý sau cai nghiện ma túy tại nơi cư trú
1. Người đã hoàn thành cai nghiện ma túy tự nguyện, người đã hoàn thành điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế, người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi đã chấp hành xong quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc chịu sự quản lý sau cai nghiện ma túy trong thời hạn 01 năm kể từ ngày hoàn thành việc cai nghiện hoặc chấp hành xong quyết định.
2. Người đã chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc chịu sự quản lý sau cai nghiện ma túy trong thời hạn 02 năm kể từ ngày chấp hành xong quyết định.
3. Nội dung quản lý sau cai nghiện ma túy bao gồm:
a) Lập danh sách người bị quản lý sau cai nghiện ma túy;
b) Tư vấn, giúp đỡ, phòng, chống tái nghiện ma túy;
c) Theo dõi, phát hiện, ngăn chặn hành vi sử dụng trái phép chất ma túy.
4. Hỗ trợ xã hội trong thời gian quản lý sau cai nghiện ma túy bao gồm:
a) Hỗ trợ học văn hóa đối với người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi;
b) Hỗ trợ học nghề, vay vốn, tìm việc làm và tham gia các hoạt động xã hội để hòa nhập cộng đồng.
5. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ra quyết định và tổ chức quản lý, hỗ trợ xã hội sau cai nghiện ma túy.
6. Chính phủ quy định hồ sơ, trình tự, thủ tục, chế độ quản lý và chính sách hỗ trợ cho người bị quản lý sau cai nghiện ma túy.
Như vậy, thời hạn quản lý sau cai nghiện ma túy tại nơi cư trú được xác định cụ thể như sau:
- Thời hạn: 01 năm kể từ ngày hoàn thành việc cai nghiện, áp dụng đối với các trường hợp:
+ Người đã hoàn thành cai nghiện ma túy tự nguyện,
+ Người đã hoàn thành điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế,
+ Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi đã chấp hành xong quyết định đưa vào trại cai nghiện bắt buộc: 01 năm kể từ ngày hoàn thành việc cai nghiện.
- Thời hạn: 02 năm kể từ ngày chấp hành xong quyết định, áp dụng đối với người đã chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trại cai nghiện bắt buộc.
Hình thức quản lý tại trại cai nghiện bắt buộc trong thời gian làm thủ tục đưa vào trại cai nghiện áp dụng với đối tượng nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 45 Nghị định 116/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 45. Hình thức quản lý
1. Quản lý tại gia đình được áp dụng đối với người nghiện ma túy có nơi cư trú ổn định, gia đình (bố, mẹ, vợ hoặc chồng, anh chị em ruột từ đủ 18 tuổi trở lên) đồng ý quản lý, đại diện gia đình xác nhận bằng văn bản theo Mẫu số 35 Phụ lục II Nghị định này
2. Quản lý tại cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc trung tâm, cơ sở tiếp nhận đối tượng xã hội (sau đây gọi chung là cơ sở quản lý) được áp dụng đối với người nghiện ma túy không có nơi cư trú ổn định hoặc có nơi cư trú ổn định nhưng gia đình (bố, mẹ, vợ hoặc chồng, anh chị em ruột từ đủ 18 tuổi trở lên) không đồng ý quản lý, đại diện gia đình xác nhận bằng văn bản theo Mẫu số 35 Phụ lục II Nghị định này.
Như vậy, hình thức quản lý tại trại cai nghiện bắt buộc trong thời gian làm thủ tục đưa vào trại cai nghiện được áp dụng đối với các đối tượng sau:
- Người nghiện ma túy không có nơi cư trú ổn định;
- Người nghiện ma túy có nơi cư trú ổn định nhưng gia đình (bố, mẹ, vợ hoặc chồng, anh chị em ruột từ đủ 18 tuổi trở lên) không đồng ý quản lý, đại diện gia đình xác nhận bằng văn bản theo Mẫu số 35 Phụ lục 2 ban hành kèm theo Nghị định 116/2021/NĐ-CP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với đất xây dựng công trình ngầm được quy định như thế nào?
- Từ 1/1/2025, tốc độ tối đa của xe máy trong khu vực đông dân cư là bao nhiêu?
- Người chưa đủ 15 tuổi có được sử dụng tài khoản thanh toán cá nhân không?
- Tổ chức, cá nhân kinh doanh cung cấp thông tin về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ thông qua người có ảnh hưởng thì người có ảnh hưởng có trách nhiệm gì?
- Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở của Dân quân tự vệ từ ngày 22/12/2024 là gì?