Mẫu thông cáo báo chí tổ chức sự kiện mới nhất năm 2024?
Mẫu thông cáo báo chí tổ chức sự kiện mới nhất năm 2024?
Thông cáo báo chí được hiểu là một tài liệu quan trọng được doanh nghiệp phát đi khi sắp tổ chức một sự kiện hay hoạt động nào đó nhằm thông báo với giới truyền thông biết đến về sự kiện, hoạt động này.
Căn cứ theo khoản 4 Điều 4 Nghị định 09/2017/NĐ-CP, thông cáo báo chí là một trong các hình thức phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí, thường được gửi đến các nhà báo, phóng viên vừa để thông báo, vừa mời họ đến tham dự và đưa tin về sự kiện, hoạt động của doanh nghiệp.
Dưới đây là Mẫu thông cáo báo chí tổ chức sự kiện mới nhất năm 2024 có thể tham khảo:
Tải về Mẫu thông cáo báo chí tổ chức sự kiện mới nhất năm 2024: Tại đây.
Mẫu thông cáo báo chí tổ chức sự kiện mới nhất năm 2024? (Hình từ Internet)
Vi phạm quy định về cung cấp thông tin cho báo chí và sử dụng thông tin của cơ quan báo chí bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Nghị định 119/2020/NĐ-CP, tùy vào từng trường hợp cụ thể mà sẽ có mức phạt cụ thể đối với các hành vi vi phạm về cung cấp thông tin cho báo chí và sử dụng thông tin của cơ quan báo chí, chi tiết như sau:
(1) Bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
- Cản trở việc cung cấp thông tin cho báo chí của tổ chức, cá nhân;
- Không thực hiện cung cấp thông tin cho báo chí trong phạm vi quyền hạn, nhiệm vụ của mình theo quy định.
- Thực hiện không đúng quy định về thời hạn thông báo hoặc thời hạn đăng, phát, trả lời cơ quan, tổ chức, cá nhân có ý kiến, kiến nghị, phê bình, khiếu nại, tố cáo hoặc có yêu cầu.
(2) Bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
- Thể hiện không chính xác, trung thực nội dung trả lời của người được phỏng vấn;
- Không thực hiện yêu cầu xem lại nội dung trả lời của người trả lời phỏng vấn trước khi đăng, phát nội dung trả lời phỏng vấn trên báo chí;
- Sử dụng ý kiến phát biểu tại hội nghị, hội thảo, các cuộc gặp gỡ, trao đổi, nói chuyện để chuyển thành bài phỏng vấn khi chưa được sự đồng ý của người phát biểu;
- Cung cấp thông tin không trung thực, sai sự thật cho báo chí.
(3) Buộc cải chính, xin lỗi đối với các hành vi vi phạm sau:
- Thể hiện không chính xác, trung thực nội dung trả lời của người được phỏng vấn;
- Sử dụng ý kiến phát biểu tại hội nghị, hội thảo, các cuộc gặp gỡ, trao đổi, nói chuyện để chuyển thành bài phỏng vấn khi chưa được sự đồng ý của người phát biểu.
Lưu ý: Đây là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức vi phạm. Đối với cá nhân có cùng một hành vi vi phạm thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức, theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 119/2020/NĐ-CP, được bổ sung bởi điểm b và c khoản 5 Điều 2 Nghị định 14/2022/NĐ-CP.
Cơ quan báo chí thông tin sai sự thật ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan, tổ chức thì có phải đăng cải chính trên báo chí không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 42 Luật Báo chí 2016 quy định như sau:
Điều 42. Cải chính trên báo chí
1. Cơ quan báo chí thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân thì phải đăng, phát lời cải chính, xin lỗi trên báo chí và thông báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đó.
Đối với báo chí điện tử, ngoài việc đăng, phát lời cải chính, xin lỗi còn phải gỡ bỏ ngay thông tin sai sự thật đã đăng, phát nhưng phải lưu giữ nội dung thông tin trên máy chủ để phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 52 của Luật này.
2. Khi có văn bản kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về vụ việc mà báo chí đã đăng, phát là sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân thì cơ quan báo chí phải đăng, phát phần nội dung kết luận đó và nội dung cải chính, xin lỗi của cơ quan báo chí, của tác giả tác phẩm báo chí.
Lời xin lỗi của cơ quan báo chí, tác giả tác phẩm báo chí được đăng, phát liền sau nội dung thông tin cải chính.
3. Việc đăng, phát thông tin cải chính, xin lỗi của cơ quan báo chí, của tác giả tác phẩm phải thực hiện theo quy định sau đây:
a) Đăng, phát tại trang hai đối với báo in, trang cuối đối với tạp chí in, chuyên Mục riêng tại trang chủ đối với báo điện tử với cùng một kiểu chữ, cỡ chữ mà báo chí đã đăng, phát thông tin;
b) Đăng, phát đúng chuyên Mục, giờ phát sóng, số lần phát sóng đối với báo nói, báo hình mà báo chí đã đăng, phát thông tin.
...
Như vậy, trường hợp cơ quan báo chí thông tin sai sự thật ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan, tổ chức thì phải đăng cải chính, xin lỗi trên báo chí và thông báo cho cơ quan, tổ chức đó.
Đối với báo chí điện tử, ngoài việc đăng cải chính, xin lỗi trên báo chí thì còn buộc phải gỡ bỏ ngay thông tin sai sự thật đã đăng, phát.
Đồng thời, nội dung thông tin đăng, phát sai sự thật phải được thực hiện chế độ lưu trữ nguyên vẹn trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đăng, phát để phục vụ công tác kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ tịch nước có quyền gì trong lĩnh vực tư pháp?
- Tổ chức cá nhân khi cung cấp thông tin đến Cổng Thông tin điện tử Bộ Tư pháp để đăng tải có phải cung cấp số điện thoại?
- Luật Phòng chống ma túy năm 2021 được Quốc hội khóa 14 thông qua ngày tháng năm nào?
- 5 tháng 12 năm 2024 là ngày gì? 5 tháng 12 năm 2024 là ngày bao nhiêu âm?
- Mẫu Bản tự kiểm điểm Đảng viên trong Quân đội dành cho cá nhân không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý mới nhất 2024?