Làm thế nào để xác định nơi cư trú của người chưa thành niên?

Xin cho tôi hỏi: Theo quy định hiện hành, nơi cư trú đối với người chưa thành niên được xác định như thế nào? (Câu hỏi từ chị Nguyên- TP Hồ Chí Minh).

Làm thế nào để xác định nơi cư trú của người chưa thành niên?

Căn cứ khoản 1 Điều 12 Luật Cư trú 2020 quy định về nơi cư trú của người chưa thành niên như sau:

Điều 12. Nơi cư trú của người chưa thành niên
1. Nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha, mẹ; nếu cha, mẹ có nơi cư trú khác nhau thì nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha hoặc mẹ mà người chưa thành niên thường xuyên chung sống; trường hợp không xác định được nơi thường xuyên chung sống thì nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi do cha, mẹ thỏa thuận; trường hợp cha, mẹ không thỏa thuận được thì nơi cư trú của người chưa thành niên do Tòa án quyết định.
2. Người chưa thành niên có thể có nơi cư trú khác, với nơi cư trú của cha, mẹ nếu được cha, mẹ đồng ý hoặc pháp luật có quy định.

Như vậy, nơi cư trú của người chưa thành niên được xác định như sau:

- Là nơi cư trú của cha, mẹ theo quy định;

- Nếu cha, mẹ có nơi cư trú khác nhau thì nơi cư trú của người chưa thành niên được xác định là nơi cư trú của cha hoặc mẹ mà người chưa thành niên thường xuyên chung sống;

- Trường hợp không xác định được nơi thường xuyên chung sống thì nơi cư trú được xác định theo nơi cư trú do cha, mẹ thỏa thuận;

- Trường hợp cha, mẹ không thỏa thuận được thì nơi cư trú xác định theo quyết định của Tòa án.

Lưu ý: Người chưa thành niên có thể có nơi cư trú khác, với nơi cư trú của cha, mẹ nếu được cha, mẹ đồng ý hoặc pháp luật có quy định khác.

Làm thế nào để xác định nơi cư trú của người chưa thành niên?

Làm thế nào để xác định nơi cư trú của người chưa thành niên? (Hình từ Internet)

Người chưa thành niên có cần sự đồng ý của cha mẹ khi đăng ký thường trú không?

Căn cứ khoản 7 Điều 20 Luật Cư trú 2020 quy định về đăng ký thường trú của người chưa thành niên như sau:

Điều 20. Điều kiện đăng ký thường trú
...
7. Việc đăng ký thường trú của người chưa thành niên phải được sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ, trừ trường hợp nơi cư trú của người chưa thành niên do Tòa án quyết định.
...

Như vậy, muốn đăng ký thường trú cho người chưa thành niên thì phải có sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ của người chưa thành niên.

Trường hợp Tòa án quyết định nơi thường trú của người chưa thành niên thì không cần có sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ.

Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên là ai?

Căn cứ Điều 52 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên như sau:

Điều 52. Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên
Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 47 của Bộ luật này được xác định theo thứ tự sau đây:
1. Anh ruột là anh cả hoặc chị ruột là chị cả là người giám hộ; nếu anh cả hoặc chị cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì anh ruột hoặc chị ruột tiếp theo là người giám hộ, trừ trường hợp có thỏa thuận anh ruột hoặc chị ruột khác làm người giám hộ.
2. Trường hợp không có người giám hộ quy định tại khoản 1 Điều này thì ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại là người giám hộ hoặc những người này thỏa thuận cử một hoặc một số người trong số họ làm người giám hộ.
3. Trường hợp không có người giám hộ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột hoặc dì ruột là người giám hộ.

Như vậy, người chưa thành niên thuộc trường hợp cần có người giám hộ theo quy định thì người giám hộ đương nhiên được xác định như sau:

- Là anh ruột là anh cả hoặc chị ruột là chị cả, nếu anh cả hoặc chị cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì anh ruột hoặc chị ruột tiếp theo là người giám hộ, trừ trường hợp có thỏa thuận anh ruột hoặc chị ruột khác làm người giám hộ.

- Nếu không có anh, chị đủ điều kiện làm người giám hộ thì người giám hộ là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại hoặc thỏa thuận cử một hoặc một số người trong số những người này làm người giám hộ.

- Nếu không có anh, chị, ông, bà đủ điều kiện làm người giám hộ thì bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột hoặc dì ruột là người giám hộ.

Trân trọng!

Người chưa thành niên
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Người chưa thành niên
Hỏi đáp Pháp luật
12 biện pháp xử lý chuyển hướng đối với người chưa thành niên phạm tội tư 01/01/2026?
Hỏi đáp Pháp luật
Người chưa thành niên là bị hại là gì? Quyền và nghĩa vụ của người chưa thành niên là bị hại, người làm chứng từ 01/01/2026?
Hỏi đáp Pháp luật
Tư pháp người chưa thành niên là gì? Áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên từ 01/01/2026?
Hỏi đáp Pháp luật
Có cần xác định có hay không có người xúi giục người chưa thành niên bị buộc tội trước khi tiến hành tố tụng?
Hỏi đáp Pháp luật
Người chưa thành niên phải thực hiện xin lỗi bị hại ngay tại phiên tòa có đúng hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ 1/1/2026, người chưa thành niên phạm tội bị hạn chế ra khỏi nhà từ 18h đến 6h hôm sau?
Hỏi đáp Pháp luật
Tòa án quyết định nơi cư trú của người chưa thành niên trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Người chưa đủ 18 tuổi có được tự mình thực hiện các giao dịch mua bán không?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường hợp con chưa đủ 18 tuổi không nằm trong nội dung của di chúc có được nhận di sản thừa kế không?
Hỏi đáp Pháp luật
Người chưa thành niên có được đăng ký thành lập công ty hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Người chưa thành niên
Trần Thị Ngọc Huyền
595 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào