Tàu quân sự của nước ngoài khi hoạt động trong vùng biển Việt Nam vi phạm pháp luật Việt Nam thì xử lý như thế nào?

Dạ cho hỏi: Tàu quân sự của nước ngoài khi hoạt động trong vùng biển Việt Nam vi phạm pháp luật Việt Nam thì xử lý như thế nào? Câu hỏi của anh Chung đến từ Huế.

Tàu quân sự của nước ngoài khi hoạt động trong vùng biển Việt Nam vi phạm pháp luật Việt Nam thì xử lý như thế nào?

Căn cứ theo Điều 28 Luật Biển Việt Nam 2012 quy định như sau:

Điều 28. Trách nhiệm của tàu quân sự và tàu thuyền công vụ của nước ngoài trong vùng biển Việt Nam
Tàu quân sự của nước ngoài khi hoạt động trong vùng biển Việt Nam mà có hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam thì lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển của Việt Nam có quyền yêu cầu các tàu thuyền đó chấm dứt ngay hành vi vi phạm, rời khỏi lãnh hải Việt Nam ngay lập tức nếu đang ở trong lãnh hải Việt Nam. Tàu thuyền vi phạm phải tuân thủ các yêu cầu, mệnh lệnh của lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển của Việt Nam.
Trường hợp tàu quân sự, tàu thuyền công vụ của nước ngoài hoạt động trong vùng biển Việt Nam mà có hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam hoặc pháp luật quốc tế có liên quan thì quốc gia mà tàu mang cờ phải chịu trách nhiệm về mọi tổn thất hoặc thiệt hại do tàu thuyền đó gây ra cho Việt Nam.

Theo đó, tàu quân sự của nước ngoài khi hoạt động trong vùng biển Việt Nam mà có hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam thì lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển của Việt Nam sẽ xử lý như sau:

- Yêu cầu tàu quân sự có hành vi vi phạm chấm dứt ngay hành vi vi phạm.

- Yêu cầu tàu quân sự rời khỏi lãnh hải Việt Nam ngay lập tức nếu đang ở trong lãnh hải Việt Nam.

Tàu quân sự của nước ngoài khi hoạt động trong vùng biển Việt Nam vi phạm pháp luật Việt Nam thì xử lý như thế nào?

Tàu quân sự của nước ngoài khi hoạt động trong vùng biển Việt Nam vi phạm pháp luật Việt Nam thì xử lý như thế nào? (Hình từ Internet)

Việc đi qua của tàu thuyền nước ngoài trong lãnh hải Việt Nam bị coi là gây phương hại đến an ninh của Việt Nam khi nào?

Căn cứ theo khoản 3 Điều 23 Luật Biển Việt Nam 2012 quy định như sau:

Điều 23. Đi qua không gây hại trong lãnh hải
...
3. Việc đi qua không gây hại trong lãnh hải không được làm phương hại đến hòa bình, quốc phòng, an ninh của Việt Nam, trật tự an toàn trên biển. Việc đi qua của tàu thuyền nước ngoài trong lãnh hải Việt Nam bị coi là gây phương hại đến hòa bình, quốc phòng, an ninh của Việt Nam, trật tự an toàn xã hội nếu tàu thuyền đó tiến hành bất kỳ một hành vi nào sau đây:
a) Đe dọa hoặc sử dụng vũ lực chống lại độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam;
b) Đe dọa hoặc sử dụng vũ lực chống lại độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia khác; thực hiện các hành vi trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế được quy định trong Hiến chương Liên hợp quốc;
c) Luyện tập hay diễn tập với bất kỳ kiểu, loại vũ khí nào, dưới bất kỳ hình thức nào;
d) Thu thập thông tin gây thiệt hại cho quốc phòng, an ninh của Việt Nam;
đ) Tuyên truyền nhằm gây hại đến quốc phòng, an ninh của Việt Nam;
e) Phóng đi, tiếp nhận hay xếp phương tiện bay lên tàu thuyền;
g) Phóng đi, tiếp nhận hay xếp phương tiện quân sự lên tàu thuyền;
h) Bốc, dỡ hàng hóa, tiền bạc hay đưa người lên xuống tàu thuyền trái với quy định của pháp luật Việt Nam về hải quan, thuế, y tế hoặc xuất nhập cảnh;
i) Cố ý gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường biển;
k) Đánh bắt hải sản trái phép;
l) Nghiên cứu, điều tra, thăm dò trái phép;
m) Làm ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống thông tin liên lạc hoặc của thiết bị hay công trình khác của Việt Nam;
n) Tiến hành hoạt động khác không trực tiếp liên quan đến việc đi qua.

Việc đi qua của tàu thuyền nước ngoài trong lãnh hải Việt Nam bị coi là gây phương hại đến an ninh của Việt Nam khi tàu thuyền đó thực hiện một trong các hành vi sau:

- Đe dọa hoặc sử dụng vũ lực chống lại độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam;

- Đe dọa hoặc sử dụng vũ lực chống lại độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia khác;

- Thực hiện các hành vi trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế được quy định trong Hiến chương Liên hợp quốc;

- Luyện tập hay diễn tập với bất kỳ kiểu, loại vũ khí nào, dưới bất kỳ hình thức nào;

- Thu thập thông tin gây thiệt hại cho quốc phòng, an ninh của Việt Nam;

- Tuyên truyền nhằm gây hại đến quốc phòng, an ninh của Việt Nam;

- Phóng đi, tiếp nhận hay xếp phương tiện bay lên tàu thuyền;

- Phóng đi, tiếp nhận hay xếp phương tiện quân sự lên tàu thuyền;

- Bốc, dỡ hàng hóa, tiền bạc hay đưa người lên xuống tàu thuyền trái với quy định của pháp luật Việt Nam về hải quan, thuế, y tế hoặc xuất nhập cảnh;

- Cố ý gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường biển;

- Đánh bắt hải sản trái phép;

- Nghiên cứu, điều tra, thăm dò trái phép;

- Làm ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống thông tin liên lạc hoặc của thiết bị hay công trình khác của Việt Nam;

- Tiến hành hoạt động khác không trực tiếp liên quan đến việc đi qua.

Khi thực hiện quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài phải tuân thủ nội dung gì?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 24 Luật Biển Việt Nam 2012, khi thực hiện quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài phải tuân thủ các nội dung dưới đây:

- An toàn hàng hải và điều phối giao thông đường biển, tuyến hàng hải và phân luồng giao thông;

- Bảo vệ thiết bị và hệ thống bảo đảm hàng hải, thiết bị hay công trình khác;

- Bảo vệ đường dây cáp và ống dẫn;

- Bảo tồn tài nguyên sinh vật biển;

- Hoạt động đánh bắt, khai thác và nuôi trồng hải sản;

- Gìn giữ môi trường biển, ngăn ngừa, hạn chế và chế ngự ô nhiễm môi trường biển;

- Nghiên cứu khoa học biển và đo đạc thủy văn;

- Hải quan, thuế, y tế, xuất nhập cảnh.

Trân trọng!

Tàu quân sự
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tàu quân sự
Hỏi đáp Pháp luật
Tàu quân sự của nước ngoài khi hoạt động trong vùng biển Việt Nam vi phạm pháp luật Việt Nam thì xử lý như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tàu quân sự
Nguyễn Thị Kim Linh
686 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tàu quân sự

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tàu quân sự

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào