Giải quyết tranh chấp trong thương mại điện tử thực hiện qua hình thức nào?

Xin cho tôi hỏi: Khi xảy ra tranh chấp trong hoạt động thương mại điện tử thì thực hiện giải quyết thông qua hình thức nào? (Câu hỏi từ chị Hạnh - Vĩnh Long).

Giải quyết tranh chấp trong thương mại điện tử thực hiện qua hình thức nào?

Căn cứ Điều 76 Nghị định 52/2013/NĐ-CP quy định về hình thức giải quyết tranh chấp trong thương mại điện tử như sau:

Điều 76. Giải quyết tranh chấp trong thương mại điện tử
...
4. Việc giải quyết tranh chấp phải thông qua thương lượng giữa các bên, hòa giải, trọng tài hoặc tòa án theo các thủ tục, quy định hiện hành về giải quyết tranh chấp.
5. Giải quyết khiếu nại, tranh chấp trên website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử:
a) Thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử phải công bố rõ trên website quy trình tiếp nhận, trách nhiệm xử lý khiếu nại của khách hàng và cơ chế giải quyết tranh chấp liên quan đến hợp đồng được giao kết trên website thương mại điện tử của mình;
b) Nếu thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử không công bố thông tin theo quy định tại Điểm a Khoản này thì phải trực tiếp chịu trách nhiệm tiếp nhận, xử lý khiếu nại của khách hàng và giải quyết các tranh chấp liên quan đến hợp đồng được giao kết trên website thương mại điện tử của mình;
c) Thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử được tham gia hòa giải tranh chấp phát sinh giữa khách hàng với người bán trên website thương mại điện tử của mình.

Như vậy, việc giải quyết tranh chấp trong thương mại điện tử được thực hiện thông qua hình thức thương lượng giữa các bên, hòa giải, trọng tài hoặc tòa án theo thủ tục, quy định về giải quyết tranh chấp.

 Giải quyết tranh chấp trong thương mại điện tử thực hiện qua hình thức nào?

Giải quyết tranh chấp trong thương mại điện tử thực hiện qua hình thức nào? (Hình từ Internet)

Giải quyết tranh chấp trong thương mại điện tử qua hình thức hòa giải được thực hiện theo nguyên tắc nào?

Căn cứ Điều 4 Nghị định 22/2017/NĐ-CP quy định về nguyên tắc giải quyết tranh chấp trong thương mại điện tử qua hình thức hòa giải như sau:

Điều 4. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng hòa giải thương mại
1. Các bên tranh chấp tham gia hòa giải hoàn toàn tự nguyện và bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.
2. Các thông tin liên quan đến vụ việc hòa giải phải được giữ bí mật, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác.
3. Nội dung thỏa thuận hòa giải không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội, không nhằm trốn tránh nghĩa vụ, không xâm phạm quyền của bên thứ ba.

Như vậy, việc giải quyết tranh chấp trong thương mại điện tử thông qua hình thức hòa giải phải được thực hiện trên nguyên tắc tự nguyện và bình đẳng quyền và nghĩa vụ của các bên có tranh chấp.

Ngoài ra, các thông tin liên quan đến vụ việc hòa giải phải được giữ bí mật ngoại trừ các bên có thỏa thuận bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác.

Thêm vào đó, nội dung thỏa thuận hòa giải không được vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội, không nhằm trốn tránh nghĩa vụ, không xâm phạm quyền của bên thứ ba.

Hồ sơ đăng ký website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử bao gồm các giấy tờ nào?

Căn cứ Điều 14 Thông tư 47/2014/TT-BCT sửa đổi bởi Điều 11 Thông tư 04/2016/TT-BCT quy định về hồ sơ đăng ký website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử như sau:

Theo đó, hồ sơ đăng ký website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử bao gồm các giấy tờ sau:

- Đơn đăng ký website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử;

- Quyết định thành lập (đối với tổ chức), Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư (đối với thương nhân).

- Đề án cung cấp dịch vụ;

- Quy chế quản lý hoạt động của website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử;

- Mẫu hợp đồng dịch vụ hoặc thỏa thuận hợp tác giữa thương nhân, tổ chức sở hữu website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử với thương nhân, tổ chức, cá nhân tham gia mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trên website đó.

- Các điều kiện giao dịch chung áp dụng cho hoạt động mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trên website (nếu có).

Trân trọng!

Thương mại điện tử
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Thương mại điện tử
Hỏi đáp Pháp luật
Người bán trên sàn thương mại điện tử sẽ phải định danh trên VneID?
Hỏi đáp Pháp luật
Sàn thương mại điện tử phải nộp thuế thay cho người bán hàng từ 1/4/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời gian diễn ra Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Online Friday 2024 là khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Bộ Công Thương cảnh báo người dân thận trọng khi mua sắm trên sàn Temu?
Hỏi đáp Pháp luật
Temu là gì? Sàn Temu của nước nào? Thông tin trên Sàn Temu phải đảm bảo yêu cầu gì khi hoạt động tại VN?
Hỏi đáp Pháp luật
Cách đăng ký tài khoản mua hàng Temu trên web, app chi tiết, đơn giản 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Giá bán trên sàn thương mại điện tử đã bao gồm thuế chưa?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn khấu trừ thuế nộp thay cho nhà cung cấp nước ngoài hoạt động Thương mại điện tử năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Chi phí mua hàng hóa trên sàn giao dịch thương mại điện tử có được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN không?
Hỏi đáp Pháp luật
Người bán hàng Online có trách nhiệm gì trên sàn giao dịch thương mại điện tử?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Thương mại điện tử
Trần Thị Ngọc Huyền
5,230 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào