Khoảng cách an toàn tối thiểu đối với máy bay đang bay là bao nhiêu?
Khoảng cách an toàn tối thiểu đối với máy bay đang bay là bao nhiêu?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 25 Thông tư 29/2021/TT-BGTVT quy định như sau:
Điều 25. Khoảng cách an toàn đối với tàu bay đang di chuyển
1. Người, phương tiện, trang thiết bị không được di chuyển cắt ngang đường lăn khi có tàu bay đang lăn, phải giữ khoảng cách an toàn tối thiểu là 125 m phía sau và 200 m phía trước một tàu bay đang lăn.
2. Khi tàu bay lăn hoặc kéo vào hoặc được đẩy lùi ra khỏi vị trí đỗ, tất cả nhân viên, phương tiện, trang thiết bị mặt đất phải di chuyển ra ngoài vạch giới hạn an toàn vị trí đỗ tàu bay, ngoại trừ nhân viên đánh tín hiệu và nhân viên, phương tiện, thiết bị tham gia phục vụ kéo, đẩy tàu bay vào hoặc ra khỏi vị trí đỗ tàu bay.
Theo đó, khoảng cách an toàn tối thiểu đối với máy bay đang bay phải đảm bảo là 125 m về phía sau và 200 m về phía trước.
Khoảng cách an toàn tối thiểu đối với máy bay đang bay là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Điều khiển phương tiện trong sân bay không giữ khoảng cách an toàn với máy bay bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ theo điểm a khoản 2, điểm b khoản 6 Điều 11 Nghị định 162/2018/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 3 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 11. Vi phạm quy định về đi lại, điều khiển, vận hành phương tiện, thiết bị hoạt động trong cảng hàng không, sân bay
...
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng (ba triệu đồng) đến 5.000.000 đồng (năm triệu đồng) đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển phương tiện trong sân bay không giữ khoảng cách an toàn với tàu bay theo quy định;
b) Điều khiển phương tiện hoạt động trong khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay không làm chủ, không tuân thủ giới hạn tốc độ theo quy định;
c) Điều khiển xe kéo đẩy tàu bay quá tốc độ quy định khi kéo đẩy tàu bay;
d) Chuyển làn đường không đúng nơi cho phép hoặc không giảm tốc độ hoặc không có tín hiệu báo trước khi điều khiển phương tiện trong cảng hàng không, sân bay;
đ) Điều khiển phương tiện trong cảng hàng không, sân bay mà chuyển hướng không giảm tốc độ hoặc không có tín hiệu báo hướng rẽ theo quy định;
...
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng giấy phép từ 01 tháng đến 03 tháng đối với nhân viên hàng không vi phạm quy định tại các điểm a, điểm b, điểm c khoản 1 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép từ 03 tháng đến 05 tháng đối với nhân viên hàng không vi phạm quy định tại khoản 2 và các điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm l khoản 3, khoản 4 và điểm g khoản 5 Điều này.
Như vậy, hành vi điều khiển phương tiện trong sân bay không giữ khoảng cách an toàn với máy bay có thể bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Đây là mức phạt áp dụng đối với cá nhân vi phạm. Đối với tổ chức có cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền sẽ bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân, theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 162/2018/NĐ-CP.
Ngoài bị phạt tiền, nhân viên hàng không có hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng giấy phép từ 03 tháng đến 05 tháng.
Máy bay đang bay trong lãnh thổ Việt Nam bị yêu cầu hạ cánh tại cảng hàng không, sân bay trong trường hợp nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 42 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006 quy định như sau:
Điều 42. Yêu cầu tàu bay hạ cánh tại cảng hàng không, sân bay
1. Tàu bay đang bay trong lãnh thổ Việt Nam có thể bị yêu cầu hạ cánh tại cảng hàng không, sân bay khi chuyến bay có dấu hiệu bị uy hiếp an toàn hàng không, an ninh hàng không hoặc trong các trường hợp khác theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Trường hợp phát hiện chuyến bay có dấu hiệu bị uy hiếp an toàn hàng không, an ninh hàng không, Giám đốc Cảng vụ hàng không có quyền quyết định yêu cầu tàu bay hạ cánh tại cảng hàng không, sân bay; quyết định này có hiệu lực ngay.
3. Các cơ quan khác có thẩm quyền ra quyết định yêu cầu tàu bay hạ cánh tại cảng hàng không, sân bay thì quyết định này có hiệu lực ngay. Quyết định yêu cầu tàu bay hạ cánh phải được gửi ngay sau đó cho cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu và Cảng vụ hàng không có liên quan.
4. Cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu có liên quan có trách nhiệm yêu cầu tàu bay hạ cánh tại cảng hàng không, sân bay theo quyết định của Giám đốc Cảng vụ hàng không và cơ quan khác có thẩm quyền. Trường hợp vì lý do an toàn của chuyến bay, cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu có quyền không thực hiện yêu cầu tàu bay đang bay hạ cánh tại cảng hàng không, sân bay và phải báo cáo cho cơ quan ra quyết định yêu cầu tàu bay hạ cánh.
...
Theo quy định này, máy bay đang bay trong lãnh thổ Việt Nam có thể bị yêu cầu hạ cánh tại cảng hàng không, sân bay trong các trường hợp dưới đây:
- Khi chuyến bay có dấu hiệu bị uy hiếp an toàn hàng không, an ninh hàng không;
- Khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- vnEdu.vn đăng nhập tra điểm nhanh nhất 2024 dành cho phụ huynh và học sinh?
- Xếp hạng 6 di tích quốc gia đặc biệt đợt 16 năm 2024?
- Tháng 11 âm lịch là tháng mấy dương lịch 2024? Xem lịch âm Tháng 11 2024 chi tiết?
- Mẫu Bản thuyết minh Báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp hoạt động liên tục mới nhất 2024?
- Nội dung công việc thực hiện công tác địa chất đánh giá tài nguyên khoáng sản đất hiếm từ 06/01/2025?