Trường hợp nào áp dụng biện pháp kiểm soát đặc biệt tại cửa khẩu đường hàng không?
Trường hợp nào áp dụng biện pháp kiểm soát đặc biệt tại cửa khẩu đường hàng không?
Căn cứ theo Điều 9 Nghị định 93/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 9. Kiểm soát đặc biệt
Trường hợp có nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia nhưng chưa đến mức ban bố tình trạng khẩn cấp cần áp dụng biện pháp kiểm soát đặc biệt tại cửa khẩu đường hàng không theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công an chủ trì, điều chỉnh luồng di chuyển hành khách phù hợp yêu cầu bảo đảm an ninh, trật tự; bố trí lực lượng tuần tra, thiết lập chốt kiểm tra an ninh tại các vị trí cần thiết, giám sát toàn bộ khu vực cửa khẩu đường hàng không, đặt biển cấm, biển hạn chế hoạt động theo mẫu quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
Theo đó, việc áp dụng biện pháp kiểm soát đặc biệt tại cửa khẩu đường hàng không được thực hiện trong trường hợp có nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia nhưng chưa đến mức ban bố tình trạng khẩn cấp.
Ngoài ra, việc áp dụng biện pháp kiểm soát đặc biệt tại cửa khẩu đường hàng không sẽ tuân theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công an.
Trường hợp nào áp dụng biện pháp kiểm soát đặc biệt tại cửa khẩu đường hàng không? (Hình từ Internet)
Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết khi phát hiện vụ việc vi phạm pháp luật tại cửa khẩu đường hàng không?
Căn cứ theo khoản 1, khoản 2 Điều 8 Nghị định 93/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 8. Xử lý hành vi vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự tại cửa khẩu đường hàng không
1. Khi phát hiện vụ việc vi phạm pháp luật tại cửa khẩu đường hàng không, vụ việc thuộc thẩm quyền xử lý của cơ quan chuyên ngành nào, cơ quan đó chủ trì xử lý. Trường hợp nhiều cơ quan cùng có thẩm quyền xử lý, cơ quan phát hiện vụ việc đầu tiên chủ trì xử lý.
2. Trường hợp vụ việc chưa xác định rõ cơ quan có thẩm quyền, Công an cửa khẩu chủ trì, tiếp nhận xử lý ban đầu các hành vi vi phạm pháp luật, bàn giao cơ quan, đơn vị có thẩm quyền để xử lý theo quy định.
3. Khi phát hiện thông tin liên quan hành vi vi phạm pháp luật tại cửa khẩu đường hàng không, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm cung cấp thông tin kịp thời cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.
4. Các cơ quan được giao xử lý vụ việc vi phạm pháp luật tại cửa khẩu đường hàng không có trách nhiệm thông báo việc xử lý vụ việc cho Công an cửa khẩu và các cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp liên quan để phối hợp xử lý vụ việc và thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định. Trường hợp việc xử lý vụ việc thuộc danh mục bí mật nhà nước, việc trao đổi thông tin thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
Như vậy, khi phát hiện vụ việc vi phạm pháp luật tại cửa khẩu đường hàng không thì vụ việc thuộc thẩm quyền xử lý của cơ quan chuyên ngành nào sẽ do cơ quan đó chủ trì xử lý.
Trong trường hợp vụ việc vi phạm pháp luật tại cửa khẩu đường hàng không chưa xác định rõ cơ quan có thẩm quyền xử lý thì Công an cửa khẩu chủ trì, tiếp nhận xử lý ban đầu vụ việc vi phạm.
Sau đó, Công an cửa khẩu sẽ tiến hành bàn giao cho cơ quan, đơn vị có thẩm quyền để xử lý tiếp.
Cửa khẩu hàng không gồm những khu vực nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 4 Nghị định 93/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 4. Phạm vi các khu vực tại cửa khẩu đường hàng không
1. Phạm vi khu vực cửa khẩu đường hàng không bao gồm các khu vực thực hiện việc xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh của người, phương tiện, xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh của hàng hóa, có ranh giới rõ ràng, được đặt biển báo theo quy định, bao gồm:
a) Khu vực nhà ga hành khách: khu vực thực hiện thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh của người, phương tiện vận tải; khu vực thực hiện thủ tục hải quan; khu vực đảo hành lý; khu vực kho lưu giữ hàng hóa, hành lý ký gửi, hành lý thất lạc;
b) Khu vực nhà ga hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; kho hàng hóa xuất khẩu; kho hàng hóa nhập khẩu;
c) Khu vực sân đỗ tàu bay: khu vực tàu bay xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; khu vực xếp dỡ, chuyển tải, khu vực bãi chứa hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh;
d) Khu vực khác liên quan hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh của người; xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa, phương tiện vận tải trong trường hợp chuyến bay quốc tế được cấp phép đến địa điểm không phải cảng hàng không.
2. Phạm vi khu vực cách ly xuất nhập cảnh nằm trong khu vực cửa khẩu đường hàng không được tính từ bục kiểm soát xuất cảnh đến cửa tàu bay và từ cửa tàu bay đến bục kiểm soát nhập cảnh. Trường hợp tàu bay đỗ tại sân đỗ, không gian phía trong phương tiện vận chuyển hành khách từ cửa khởi hành đến cửa lên tàu bay xuất cảnh và từ cửa xuống tàu bay nhập cảnh đến cửa vào khu vực làm thủ tục nhập cảnh được coi là khu vực cách ly xuất nhập cảnh.
3. Phạm vi các khu vực cửa khẩu quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này được đặt biển báo theo mẫu quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
Theo quy định này, cửa khẩu hàng không sẽ bao gồm những khu vực dưới đây:
- Khu vực nhà ga hành khách, khu vực thực hiện thủ tục hải quan, khu vực đảo hành lý, khu vực kho lưu giữ hàng hóa, hành lý ký gửi, hành lý thất lạc.
- Khu vực nhà ga hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, kho hàng hóa xuất khẩu, kho hàng hóa nhập khẩu.
- Khu vực sân đỗ tàu bay, khu vực xếp dỡ, chuyển tải, khu vực bãi chứa hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh.
- Khu vực khác liên quan hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh của người, xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa, phương tiện vận tải trong trường hợp chuyến bay quốc tế được cấp phép đến địa điểm không phải cảng hàng không.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người có giấy phép lái xe hạng A2 được điều khiển loại xe nào từ 01/01/2025?
- Địa chỉ Học viện Tòa án ở đâu? Học viện Tòa án có mã trường là gì?
- Lịch âm 2025, Lịch vạn niên 2025, Lịch 2025: Chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2025?
- Khi nào chứng thư thẩm định giá hết hạn? Chứng thư thẩm định giá không bắt buộc cập nhật vào CSDL quốc gia trong trường hợp nào?
- Thời hạn bình ổn giá hàng hóa dịch vụ bao lâu? Gia hạn thời gian bình ổn giá hàng hóa dịch vụ được không?