Hướng dẫn quy đổi thu nhập không bao gồm thuế thành thu nhập tính thuế của người lao động nước ngoài?
Hướng dẫn quy đổi thu nhập không bao gồm thuế thành thu nhập tính thuế của người lao động nước ngoài?
Tại khoản 4 Điều 7 Thông tư 111/2013/TT-BTC được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 14 Thông tư 92/2015/TT-BTC và khoản 6 Điều 25 Thông tư 92/2015/TT-BTC có quy định về căn cứ tính thuế đối với thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công như sau:
Điều 7. Căn cứ tính thuế đối với thu nhập chịu thuế từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công
Căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh và thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập tính thuế và thuế suất, cụ thể như sau:
...
4. Quy đổi thu nhập không bao gồm thuế thành thu nhập tính thuế
Trường hợp tổ chức, cá nhân trả thu nhập từ tiền lương, tiền công cho người lao động theo hướng dẫn tại khoản 2, Điều 2 Thông tư này không bao gồm thuế thì phải quy đổi thu nhập không bao gồm thuế thành thu nhập tính thuế theo Phụ lục số 02/PL-TNCN ban hành kèm theo Thông tư này để xác định thu nhập chịu thuế. Cụ thể như sau:
a) Thu nhập làm căn cứ quy đổi thành thu nhập tính thuế là thu nhập thực nhận (không bao gồm thu nhập được miễn thuế) cộng (+) các khoản lợi ích do người sử dụng lao động trả thay cho người lao động (nếu có) trừ (-) các khoản giảm trừ. Trường hợp người sử dụng lao động áp dụng chính sách “tiền thuế giả định”, “tiền nhà giả định” thì thu nhập làm căn cứ quy đổi thành thu nhập tính thuế không bao gồm “tiền thuế giả định”, “tiền nhà giả định”. Trường hợp trong các khoản trả thay có tiền thuê nhà thì tiền thuê nhà tính vào thu nhập làm căn cứ quy đổi bằng số thực trả nhưng không vượt quá 15% tổng thu nhập chịu thuế phát sinh tại đơn vị không phân biệt nơi trả thu nhập (chưa bao gồm tiền thuê nhà, điện, nước và các dịch vụ kèm theo thực tế phát sinh, “tiền nhà giả định” (nếu có)).
Công thức xác định thu nhập làm căn cứ quy đổi:
Trong đó:
- Thu nhập thực nhận là tiền lương, tiền công không bao gồm thuế mà người lao động nhận được hàng tháng (không bao gồm thu nhập được miễn thuế).
- Các khoản trả thay là các khoản lợi ích bằng tiền hoặc không bằng tiền do người sử dụng lao động trả cho người lao động theo hướng dẫn tại điểm đ, khoản 2, Điều 2 Thông tư số 111/2013/TT-BTC và khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 11 Thông tư số 92/2015/TT-BTC.
- Các khoản giảm trừ bao gồm: giảm trừ gia cảnh; giảm trừ đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện; giảm trừ đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học theo hướng dẫn tại Điều 9 Thông tư số 111/2013/TT-BTC và Điều 15 Thông tư số 92/2015/TT-BTC.
...
Tại Công văn 2037/BTC-TCT năm 2017 có hướng dẫn quy đổi thu nhập không bao gồm thuế thu nhập cá nhân của người lao động nước ngoài như sau:
Căn cứ hướng dẫn nêu trên, trường hợp người lao động nước ngoài ký hợp đồng lao động với Công ty nhận thu nhập không bao gồm thuế TNCN và được Công ty trả thay tiền bảo hiểm y tế, tiền thuê nhà và tiền thuế TNCN, khi xác định thu nhập làm căn cứ quy đổi thì:
- Đối với khoản tiền bảo hiểm y tế được Công ty trả thay là thu nhập được cộng vào đồng thời cũng được trừ ra trong công thức xác định thu nhập làm căn cứ quy đổi do khoản bảo hiểm y tế là khoản giảm trừ.
- Đối với khoản tiền thuê nhà được Công ty trả thay tính vào thu nhập làm căn cứ quy đổi theo số thực tế trả hộ nhưng không vượt quá 15% tổng thu nhập chịu thuế (chưa bao gồm tiền thuê nhà) tại đơn vị.
Việc xác định thuế thu nhập cá nhân trong trường hợp này thực hiện theo hướng dẫn tại điểm a Khoản 4 Điều 7 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính.
Như vậy, trường hợp người lao động nước ngoài nhận thu nhập không bao gồm thuế TNCN đồng thời được trả thay tiền BHYT, tiền thuê nhà và tiền thuế TNCN thì quy đổi thu nhập thành thu nhập tính thuế như sau:
Căn cứ theo quy định trên thì thu nhập làm căn cứ quy đổi thành thu nhập tính thuế là thu nhập thực nhận + các khoản lợi ích do người sử dụng lao động trả thay cho người lao động (nếu có) - các khoản giảm trừ. Do đó, khoản tiền BHYT được trả thay là thu nhập được cộng vào đồng thời cũng được trừ ra trong công thức xác định thu nhập làm căn cứ quy đổi do khoản BHYT là khoản giảm trừ.
Đối với khoản tiền thuê nhà được trả thay sẽ tính vào thu nhập làm căn cứ quy đổi theo số thực tế trả hộ nhưng không vượt quá 15% tổng thu nhập chịu thuế (chưa bao gồm tiền thuê nhà) tại đơn vị.
Công thức xác định thu nhập làm căn cứ quy đổi:
Thu nhập làm căn cứ quy đổi | = | Thu nhập thực nhận | + | Các khoản trả thay | - | Các khoản giảm trừ |
Trong đó:
+ Thu nhập thực nhận là tiền lương, tiền công không bao gồm thuế mà người lao động nhận được hàng tháng (không bao gồm thu nhập được miễn thuế).
+ Các khoản trả thay là các khoản lợi ích bằng tiền hoặc không bằng tiền do người sử dụng lao động trả cho người lao động.
+ Các khoản giảm trừ bao gồm: giảm trừ gia cảnh; giảm trừ đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện; giảm trừ đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học.
Hướng dẫn quy đổi thu nhập không bao gồm thuế thành thu nhập tính thuế của người lao động nước ngoài? (Hình từ Internet)
Thu nhập tính thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của cá nhân cư trú được tính như thế nào?
Tại Điều 21 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 có quy định thu nhập tính thuế như sau:
Điều 21. Thu nhập tính thuế
1. Thu nhập tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công là tổng thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 10 và Điều 11 của Luật này, trừ các khoản đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số ngành, nghề phải tham gia bảo hiểm bắt buộc, các khoản giảm trừ quy định tại Điều 19 và Điều 20 của Luật này.
2. Thu nhập tính thuế đối với thu nhập từ đầu tư vốn, chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng bất động sản, trúng thưởng, tiền bản quyền, nhượng quyền thương mại, nhận thừa kế, quà tặng là thu nhập chịu thuế quy định tại các điều 12, 13, 14, 15, 16, 17 và 18 của Luật này.
Như vậy, thu nhập tính thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền côngcủa cá nhân cư trú được tính như sau:
Thu nhập tính thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công | = | Tổng thu nhập chịu thuế | - | Các khoản đóng BHXH, BHYT, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số ngành, nghề phải tham gia bảo hiểm bắt buộc, các khoản giảm trừ theo quy định |
Ai phải nộp thuế thu nhập cá nhân?
Tại Điều 2 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 có quy định đối tượng phải nộp thuế thu nhập cá nhân là:
- Cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam, trong đó cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
+ Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam;
+ Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi ở đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn.
- Cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tục tạm đình chỉ công tác trong cơ quan của đảng như thế nào?
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?