Tháp tùng là gì? Người tháp tùng là gì? Người tháp tùng lãnh đạo nước ngoài đến thăm Việt Nam là ai?

Cho tôi hỏi: Tháp tùng là gì? Người tháp tùng là gì? Người tháp tùng lãnh đạo nước ngoài đến thăm Việt Nam là ai? Câu hỏi từ anh Phong - Vũng Tàu

Tháp tùng là gì? Người tháp tùng là gì?

Tháp tùng là "một thuật ngữ mới xuất hiện vào đầu thế kỷ 21". Tháp tùng chỉ hoạt động bảo vệ, hỗ trợ công việc cho một ai đó, nhân vật nào đó có tầm ảnh hưởng lớn (thường là Doanh nhân, Nghệ sĩ, Giáo hoàng, Chính trị gia) trong những chuyến biểu diễn, công du, công tác tới các quốc gia, khu vực, vùng lãnh thổ khác hoặc ngược lại. Tháp tùng được sử dụng với hàm ý trịnh trọng.

Theo đó, cũng có thể hiểu đơn giản người tháp tùng là người thực hiện bảo vệ, hỗ trợ và hướng dẫn những người có tầm ảnh hưởng lớn khi viếng thăm đất nước của mình, hoặc khi ra nước ngoài.

Tháp tùng không chỉ đơn thuần là việc đi kèm và bảo vệ, mà còn là sự đảm bảo sự an toàn và thuận lợi cho các cuộc gặp gỡ quan trọng.

Nội dung thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo

Tháp tùng là gì? Người tháp tùng là gì? Người tháp tùng lãnh đạo nước ngoài đến thăm Việt Nam là ai?

Tháp tùng là gì? Người tháp tùng là gì? Người tháp tùng lãnh đạo nước ngoài đến thăm Việt Nam là ai? (Hình từ Internet)

Người tháp tùng lãnh đạo nước ngoài đến thăm Việt Nam là ai?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 23 Nghị định 18/2022/NĐ-CP quy định về người tháp tùng và thứ tự lễ tân như sau:

Điều 23. Người tháp tùng và thứ tự lễ tân
1. Người tháp tùng:
a) Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương tháp tùng Nguyên thủ quốc gia đồng thời là Người đứng đầu Đảng cầm quyền nước khách thăm cấp nhà nước, thăm chính thức; trường hợp đặc biệt mời Ủy viên Bộ Chính trị hoặc Bí thư Trung ương Đảng tháp tùng đoàn;
b) Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước hoặc Bộ trưởng hoặc cấp tương đương tháp tùng Nguyên thủ quốc gia nước khách thăm cấp nhà nước, thăm chính thức;
c) Bộ trưởng hoặc cấp tương đương tháp tùng Người đứng đầu Chính phủ nước khách thăm chính thức tại Hà Nội; Đại sứ Việt Nam tại nước khách tháp tùng đi địa phương;
d) Chủ nhiệm hoặc Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội hoặc Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị tháp tùng Người đứng đầu Nghị viện nước khách thăm chính thức;
đ) Trưởng Ban hoặc Phó Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Đảng hoặc cấp tương đương tháp tùng Phó Nguyên thủ quốc gia đồng thời là lãnh đạo Đảng cầm quyền nước khách thăm chính thức;
...

Như vậy, người tháp tùng lãnh đạo nước ngoài đến thăm Việt Nam gồm:

- Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương tháp tùng Nguyên thủ quốc gia đồng thời là Người đứng đầu Đảng cầm quyền nước khách thăm cấp nhà nước, thăm chính thức; trường hợp đặc biệt mời Ủy viên Bộ Chính trị hoặc Bí thư Trung ương Đảng tháp tùng đoàn;

- Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước hoặc Bộ trưởng hoặc cấp tương đương tháp tùng Nguyên thủ quốc gia nước khách thăm cấp nhà nước, thăm chính thức;

- Bộ trưởng hoặc cấp tương đương tháp tùng Người đứng đầu Chính phủ nước khách thăm chính thức tại Hà Nội; Đại sứ Việt Nam tại nước khách tháp tùng đi địa phương;

- Chủ nhiệm hoặc Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội hoặc Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị tháp tùng Người đứng đầu Nghị viện nước khách thăm chính thức;

- Trưởng Ban hoặc Phó Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Đảng hoặc cấp tương đương tháp tùng Phó Nguyên thủ quốc gia đồng thời là lãnh đạo Đảng cầm quyền nước khách thăm chính thức;

- Người tháp tùng Trưởng đoàn khách tham dự đón, tiễn đoàn tại sân bay, lễ đón, chiêu đãi chính thức và tháp tùng Trưởng đoàn khách trong các hoạt động chính thức.

Người tháp tùng Phu nhân hoặc Phu quân Trưởng đoàn khách tham dự đón, tiễn đoàn tại sân bay, lễ đón, chiêu đãi chính thức và tháp tùng Phu nhân hoặc Phu quân Trưởng đoàn khách trong các hoạt động theo chương trình riêng tại Hà Nội;

- Đại sứ Việt Nam tại nước khách về nước tham gia đón, tiếp, tháp tùng Nguyên thủ quốc gia, Nguyên thủ quốc gia đồng thời là Người đứng đầu Đảng cầm quyền và Người đứng đầu Chính phủ nước khách thăm cấp nhà nước, thăm chính thức, thăm làm việc. Trường hợp đặc biệt, cơ quan chủ trì trao đổi thống nhất với Bộ Ngoại giao.

Thư ký, giúp việc Lãnh đạo ủy ban dân tộc có được quyền tháp tùng khi lãnh đạo đi họp không?

Căn cứ tại Điều 9 Quy chế làm việc của Ủy ban Dân tộc được ban hành kèm theo Quyết định 588/QĐ-UBDT năm 2023 quy định như sau:

Điều 9. Thư ký, giúp việc Bộ trưởng, Chủ nhiệm, công chức giúp việc Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm
...
4. Tiếp nhận, kiểm soát về thẩm quyền, quy trình, hồ sơ, tài liệu trước khi trình Lãnh đạo Ủy ban; soạn thảo các văn bản khi được Lãnh đạo Ủy ban giao.
5. Tham mưu, giúp Lãnh đạo Ủy ban theo dõi, đôn đốc các cá nhân, đơn vị thuộc lĩnh vực phụ trách của Lãnh đạo Ủy ban thực hiện nhiệm vụ theo đúng kế hoạch đã đề ra.
6. Tham dự và phối hợp với các đơn vị chức năng liên quan, hoàn thiện các văn bản, biên bản cuộc họp trước khi trình Lãnh đạo Ủy ban.
7. Hằng tuần, tháng tổng hợp báo cáo công tác chỉ đạo, điều hành thuộc lĩnh vực phụ trách của Lãnh đạo Ủy ban để tổng hợp chung. Đồng thời thông tin đến Văn phòng Ủy ban để theo dõi và đôn đốc các cơ quan đó tổ chức thực hiện.
8. Thư ký, giúp việc Lãnh đạo Ủy ban được đề nghị lãnh đạo các đơn vị, cán bộ, công chức liên quan cung cấp tài liệu, số liệu để phục vụ công tác của Lãnh đạo Ủy ban. Thư ký, giúp việc Lãnh đạo Ủy ban được tháp tùng khi Lãnh đạo Ủy ban đi công tác hoặc dự họp, hội nghị do các cơ quan trung ương và địa phương tổ chức.

Như vậy, Thư ký, giúp việc Lãnh đạo ủy ban dân tộc được tháp tùng khi Lãnh đạo Ủy ban đi công tác hoặc dự họp, hội nghị do các cơ quan trung ương và địa phương tổ chức.

Trân trọng!

Tìm hiểu Pháp luật
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tìm hiểu Pháp luật
Hỏi đáp Pháp luật
Chương trình Xuân quê hương 2025 Hà Nội diễn ra khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiết Tiểu Hàn 2025 là ngày nào? Tiết Tiểu Hàn 2025 là ngày bao nhiêu âm?
Hỏi đáp Pháp luật
12/12 âm lịch 2024 là ngày mấy dương? 12 tháng 12 âm 2024 là thứ mấy?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày 8 tháng 1 là ngày gì? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Diễn văn khai mạc đêm giao lưu văn nghệ Mừng Đảng Mừng Xuân Ất Tỵ mới nhất năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Gen Beta là gì? Gen Beta từ năm nào? Gen Beta sinh năm nào được xem là người thành niên?
Hỏi đáp Pháp luật
New year s eve là gì? New year s eve 2025 là khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Cách chuyển file PDF sang file Word bằng Google Drive?
Hỏi đáp Pháp luật
Year End Party là gì? Người lao động có được thưởng vào ngày Year End Party không?
Hỏi đáp Pháp luật
10 sự kiện Countdown Tết Dương lịch 2025 chúc mừng năm mới khắp cả nước?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tìm hiểu Pháp luật
Nguyễn Thị Hiền
5,901 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tìm hiểu Pháp luật

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tìm hiểu Pháp luật

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào