Các yếu tố nào cấu thành tội giết người theo Bộ luật Hình sự 2015?
Các yếu tố nào cấu thành tội giết người theo Bộ luật Hình sự 2015?
Tội giết người là hành vi cố ý tước đoạt tính mạng của người khác một cách trái pháp luật.
Hành vi tước đoạt tính mạng của người khác có thể thực hiện bằng nhiều phương thức, thủ đoạn khác nhau như: dùng hung khí tấn công, đánh đập, bóp cổ, dìm nước, đầu độc,...
Theo Bộ luật Hình sự 2015 các yếu tố để cấu thành tội giết người, bao gồm:
[1] Chủ thể
Căn cứ Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định tuổi chịu trách nhiệm của tội giết người là người từ đủ 14 tuổi trở lên.
Ví dụ: Người từ đủ 14 tuổi ở lên có hành vi giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội giết người.
[2] Mặt khách quan
Mặt khách quan của tội giết người là những hành vi tước đoạt trái pháp luật tính mạng của người khác.
Hành vi tước đoạt tính mạng của người khác được hiểu là hành vi có khả năng gây ra cái chết cho con người, chấm dứt sự sống của họ.
Hành vi này có thể được thực hiện bằng nhiều phương thức, thủ đoạn khác nhau như: dùng hung khí tấn công, sử dụng chất độc, đẩy nạn nhân xuống vực sâu, v.v.
[3] Mặt khách thể
Mặt khách thể của tội giết người là hành vi xâm phạm đến mối quan hệ liên quan đến tính mạng của con người được pháp luật hình sự bảo vệ; quyền được sống của con người được pháp luật bảo vệ.
[4] Mặt chủ quan
Mặt chủ quan của tội giết người là lỗi cố ý, bao gồm cả cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp.
- Cố ý trực tiếp:
+ Mong muốn: Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình có thể gây ra cái chết cho người khác và mong muốn hậu quả đó xảy ra.
+ Thấy trước: Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình có thể gây ra cái chết cho người khác và thấy trước hậu quả đó xảy ra.
- Cố ý gián tiếp:
+ Biết: Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình có thể gây ra cái chết cho người khác, nhưng không mong muốn hậu quả đó xảy ra.
+ Để mặc: Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình có thể gây ra cái chết cho người khác, nhưng vẫn để mặc cho hậu quả đó xảy ra.
+ Chấp nhận: Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình có thể gây ra cái chết cho người khác, và chấp nhận hậu quả đó xảy ra.
Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo!
Các yếu tố nào cấu thành tội giết người theo Bộ luật Hình sự 2015? (Hình từ Internet)
Tội giết người bị phạt bao nhiêu năm tù?
Căn cứ Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015 quy định tội giết người:
Điều 123. Tội giết người
1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Giết 02 người trở lên;
b) Giết người dưới 16 tuổi;
c) Giết phụ nữ mà biết là có thai;
d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;
h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;
i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ;
k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;
l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;
m) Thuê giết người hoặc giết người thuê;
n) Có tính chất côn đồ;
o) Có tổ chức;
p) Tái phạm nguy hiểm;
q) Vì động cơ đê hèn.
2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.
3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.
Theo quy định trên, người phạm tội giết người thì bị phạt tù từ 07 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình tùy theo mức độ vi phạm.
Người chuẩn bị phạm tội giết người là người tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện khác để thực hiện tội phạm hoặc thành lập, tham gia nhóm tội phạm, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Ngoài ra, người phạm tội giết người còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.
Người có hành vi che giấu người phạm tội giết người thì bị phạt bao nhiêu năm tù?
Căn cứ khoản 1 Điều 389 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 137 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định tội che giấu tội phạm:
Điều 389. Tội che giấu tội phạm
1. Người nào không hứa hẹn trước mà che giấu một trong các tội phạm quy định tại các điều sau đây của Bộ luật này, nếu không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm:
...
b) Điều 123, các khoản 2, 3 và 4 Điều 141, Điều 142, Điều 144, khoản 2 và khoản 3 Điều 146, các khoản 1, 2 và 3 Điều 150, các điều 151, 152, 153 và 154;
...
2. Phạm tội trong trường hợp lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở việc phát hiện tội phạm hoặc có những hành vi khác bao che người phạm tội, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
Căn cứ Điều 18 Bộ luật Hình sự 2015 quy định che giấu tội phạm:
Điều 18. Che giấu tội phạm
...
2. Người che giấu tội phạm là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp che giấu các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng khác quy định tại Điều 389 của Bộ luật này.
Theo quy định trên,người nào không hứa hẹn trước mà che giấu người phạm tội giết người, dấu vết, tang vật của tội phạm hoặc có hành vi khác cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội che giấu tội phạm.
Người phạm tội che giấu tội phạm thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm tùy theo mức độ vi phạm.
Ngoài ra, người phạm tội trong trường hợp lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở việc phát hiện tội phạm hoặc có những hành vi khác bao che người phạm tội, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
Lưu ý: Người có hành vi che giấu tội phạm là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- 7 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm? Tháng 2 2025 có ngày lễ nào ở Việt Nam NLĐ được nghỉ hưởng nguyên lương không?
- Lương của người lao động tăng bao nhiêu khi hết thời gian thử việc?
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là gì? Báo cáo thuyết minh bản đồ hiện trạng sử dụng đất gồm những nội dung gì?