Khi trả lời đề nghị giao kết hợp đồng trên website thương mại điện tử phải cung cấp các thông tin nào cho khách hàng?
- Khi trả lời đề nghị giao kết hợp đồng trên website thương mại điện tử phải cung cấp các thông tin nào?
- Đề nghị giao kết hợp đồng trên website thương mại điện tử bị chấm dứt trong trường hợp nào?
- Cơ chế rà soát và xác nhận nội dung hợp đồng giao kết thông qua chức năng đặt hàng trực tuyến trên Website thương mại điện tử cần đáp ứng yêu cầu nào?
Khi trả lời đề nghị giao kết hợp đồng trên website thương mại điện tử phải cung cấp các thông tin nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 19 Nghị định 52/2013/NĐ-CP quy định về trả lời đề nghị giao kết hợp đồng trên website thương mại điện tử như sau:
Điều 19. Trả lời đề nghị giao kết hợp đồng
1. Trả lời chấp nhận hoặc không chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng phải được thực hiện dưới hình thức phù hợp để thông tin có thể lưu trữ, in và hiển thị được tại hệ thống thông tin của khách hàng.
2. Khi trả lời chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng của khách hàng, thương nhân, tổ chức, cá nhân bán hàng phải cung cấp cho khách hàng những thông tin sau:
a) Danh sách toàn bộ hàng hóa hoặc dịch vụ khách hàng đặt mua, số lượng, giá của từng sản phẩm và tổng giá trị hợp đồng;
b) Thời hạn giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ;
c) Thông tin liên hệ để khách hàng có thể hỏi về tình trạng thực hiện hợp đồng khi cần thiết.
Như vậy, khi trả lời đề nghị giao kết hợp đồng của khách hàng trên website thương mại điện tử phải được thực hiện dưới hình thức phù hợp để thông tin có thể lưu trữ, in và hiển thị được tại hệ thống thông tin của khách hàng.
Theo đó, trong trường hợp trả lời chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng thì thương nhân, tổ chức, cá nhân bán hàng phải cung cấp cho khách hàng những thông tin sau:
- Danh sách toàn bộ hàng hóa hoặc dịch vụ khách hàng đặt mua, số lượng, giá của từng sản phẩm và tổng giá trị hợp đồng;
- Thời hạn giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ;
- Thông tin liên hệ.
Khi trả lời đề nghị giao kết hợp đồng trên website thương mại điện tử phải cung cấp các thông tin nào cho khách hàng? (Hình từ Internet)
Đề nghị giao kết hợp đồng trên website thương mại điện tử bị chấm dứt trong trường hợp nào?
Căn cứ Điều 20 Nghị định 52/2013/NĐ-CP quy định về chấm dứt đề nghị giao kết hợp đồng trên website thương mại điện tử như sau:
Điều 20. Chấm dứt đề nghị giao kết hợp đồng
1. Trường hợp thương nhân, tổ chức, cá nhân bán hàng có công bố thời hạn trả lời đề nghị giao kết hợp đồng, nếu hết thời hạn này mà khách hàng vẫn không được trả lời thì đề nghị giao kết hợp đồng của khách hàng chấm dứt hiệu lực. Việc trả lời chấp nhận sau thời hạn này được coi là một đề nghị giao kết hợp đồng khác từ phía thương nhân, tổ chức, cá nhân bán hàng.
2. Trường hợp thương nhân, tổ chức, cá nhân bán hàng không công bố rõ thời hạn trả lời đề nghị giao kết hợp đồng, nếu trong vòng 12 (mười hai) giờ kể từ khi gửi đề nghị giao kết hợp đồng, khách hàng không nhận được trả lời đề nghị giao kết hợp đồng thì đề nghị giao kết hợp đồng của khách hàng được coi là chấm dứt hiệu lực.
Như vậy, đề nghị giao kết hợp đồng trên website thương mại điện tử bị chấm dứt khi hết thời hạn trả lời (nếu có công bố) hoặc sau 12 giờ kể từ khi gửi đề nghị giao kết hợp đồng trong trường hợp không có công bố thời hạn trả lời mà khách hàng vẫn không nhận được trả lời.
Trường hợp trả lời sau thời hạn trả lời được công bố thì đây được coi là một đề nghị giao kết hợp đồng khác từ phía thương nhân, tổ chức, cá nhân bán hàng.
Cơ chế rà soát và xác nhận nội dung hợp đồng giao kết thông qua chức năng đặt hàng trực tuyến trên Website thương mại điện tử cần đáp ứng yêu cầu nào?
Căn cứ Điều 18 Nghị định 52/2013/NĐ-CP quy định về cơ chế rà soát và xác nhận nội dung hợp đồng như sau:
Điều 18. Rà soát và xác nhận nội dung hợp đồng
Website thương mại điện tử phải có cơ chế cho phép khách hàng rà soát, bổ sung, sửa đổi và xác nhận nội dung giao dịch trước khi sử dụng chức năng đặt hàng trực tuyến để gửi đề nghị giao kết hợp đồng. Cơ chế rà soát và xác nhận này phải đáp ứng các điều kiện sau:
1. Hiển thị cho khách hàng những thông tin sau:
a) Tên hàng hóa hoặc dịch vụ, số lượng và chủng loại;
b) Phương thức và thời hạn giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ;
c) Tổng giá trị của hợp đồng và các chi tiết liên quan đến phương thức thanh toán được khách hàng lựa chọn.
Những thông tin này phải có khả năng lưu trữ, in ấn được trên hệ thống thông tin của khách hàng và hiển thị được về sau.
2. Hiển thị cho khách hàng những thông tin về cách thức trả lời chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng và thời hạn trả lời đề nghị giao kết hợp đồng.
3. Cho phép khách hàng sau khi rà soát những thông tin nói trên được lựa chọn hủy giao dịch hoặc xác nhận việc đề nghị giao kết hợp đồng.
Như vậy, cơ chế rà soát và xác nhận nội dung hợp đồng giao kết thông qua chức năng đặt hàng trực tuyến trên Website thương mại điện tử cần đáp ứng yêu cầu sau:
- Hiển thị cho khách hàng thông tin về tên hàng hóa hoặc dịch vụ, số lượng và chủng loại; Phương thức và thời hạn giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ; Tổng giá trị hợp đồng và các chi tiết liên quan đến phương thức thanh toán được lựa chọn.
- Hiển thị cho khách hàng thông tin về cách trả lời chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng và thời hạn trả lời.
- Cho phép khách hàng sau khi rà soát những thông tin trên được lựa chọn hủy giao dịch hoặc xác nhận việc đề nghị giao kết hợp đồng.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Thương mại điện tử có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?