Ai có thẩm quyền quyết định chuyển hình thức quản lý và bảo vệ biên giới quốc gia?

Ai sẽ có thẩm quyền quyết định việc chuyển hình thức quản lý và bảo vệ biên giới quốc gia hiện nay?

Ai có thẩm quyền quyết định chuyển hình thức quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 19 Luật Biên phòng Việt Nam 2020 quy định như sau:

Điều 19. Hình thức quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia
1. Hình thức quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia bao gồm:
a) Quản lý, bảo vệ biên giới thường xuyên được áp dụng trong trường hợp tình hình chủ quyền, lãnh thổ, an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới ổn định;
b) Quản lý, bảo vệ biên giới tăng cường được áp dụng khi có sự kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội quan trọng diễn ra ở khu vực biên giới, cửa khẩu, hai bên biên giới; tình hình an ninh, trật tự, an toàn xã hội một số địa bàn ở khu vực biên giới diễn biến phức tạp; địa bàn ngoại biên, khu vực biên giới đang tiến hành diễn tập quân sự, an ninh, trật tự, xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, cứu hộ, cứu nạn hoặc đang tiến hành hoạt động truy bắt tội phạm mà đối tượng phạm tội có thể vượt qua biên giới; khi lực lượng quản lý, bảo vệ biên giới của nước có chung đường biên giới đề nghị;
c) Quản lý, bảo vệ biên giới trong tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, thiết quân luật, giới nghiêm, tình trạng chiến tranh thực hiện theo quy định của pháp luật về quốc phòng.
2. Thẩm quyền quyết định chuyển hình thức quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia được quy định như sau:
a) Tư lệnh Bộ đội Biên phòng quyết định chuyển hình thức quản lý, bảo vệ biên giới quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này, báo cáo ngay Bộ Quốc phòng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình;
b) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định chuyển hình thức quản lý, bảo vệ biên giới quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.
...

Theo đó, thẩm quyền quyết định chuyển hình thức quản lý và bảo vệ biên giới quốc gia được xác định như sau:

(1) Tư lệnh Bộ đội Biên phòng: có thẩm quyền quyết định trong trường hợp sau:

- Quản lý, bảo vệ biên giới thường xuyên được áp dụng trong trường hợp tình hình chủ quyền, lãnh thổ, an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới ổn định;

- Quản lý, bảo vệ biên giới tăng cường được áp dụng khi có:

+ Sự kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội quan trọng diễn ra ở khu vực biên giới, cửa khẩu, hai bên biên giới;

+ Tình hình an ninh, trật tự, an toàn xã hội một số địa bàn ở khu vực biên giới diễn biến phức tạp;

+ Địa bàn ngoại biên, khu vực biên giới đang tiến hành diễn tập quân sự, an ninh, trật tự, xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, cứu hộ, cứu nạn hoặc đang tiến hành hoạt động truy bắt tội phạm mà đối tượng phạm tội có thể vượt qua biên giới;

+ Khi lực lượng quản lý, bảo vệ biên giới của nước có chung đường biên giới đề nghị.

(2) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng: có thẩm quyền quyết định đối với việc quản lý, bảo vệ biên giới trong tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, thiết quân luật, giới nghiêm, tình trạng chiến tranh thực hiện theo quy định.

Ai có thẩm quyền quyết định chuyển hình thức quản lý và bảo vệ biên giới quốc gia?

Ai có thẩm quyền quyết định chuyển hình thức quản lý và bảo vệ biên giới quốc gia? (Hình từ Internet)

Nội dung quản lý nhà nước về biên phòng gồm những nội dung gì?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 28 Luật Biên phòng Việt Nam 2020 quy định như sau:

Điều 28. Trách nhiệm của Chính phủ
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về biên phòng.
2. Nội dung quản lý nhà nước về biên phòng bao gồm:
a) Ban hành, trình cấp có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện chiến lược, chính sách, pháp luật về biên phòng, xây dựng nền biên phòng toàn dân, thế trận biên phòng toàn dân và xây dựng lực lượng nòng cốt, chuyên trách thực thi nhiệm vụ biên phòng;
b) Tổ chức, chỉ đạo thực thi nhiệm vụ biên phòng;
c) Hợp tác quốc tế về biên phòng, đối ngoại biên phòng;
d) Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo, sơ kết, tổng kết, thi đua, khen thưởng về biên phòng;
đ) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về biên phòng.

Theo quy định này, nội dung quản lý nhà nước về biên phòng sẽ bao gồm:

- Ban hành, trình cấp có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện chiến lược, chính sách, pháp luật về biên phòng, xây dựng nền biên phòng toàn dân, thế trận biên phòng toàn dân và xây dựng lực lượng nòng cốt, chuyên trách thực thi nhiệm vụ biên phòng;

- Tổ chức, chỉ đạo thực thi nhiệm vụ biên phòng;

- Hợp tác quốc tế về biên phòng, đối ngoại biên phòng;

- Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo, sơ kết, tổng kết, thi đua, khen thưởng về biên phòng;

- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về biên phòng.

Hành vi phát tán thông tin sai lệch về biên giới quốc gia có vi phạm pháp luật không?

Căn cứ theo khoản 7 Điều 8 Luật Biên phòng Việt Nam 2020 có quy định như sau:

Điều 8. Các hành vi bị nghiêm cấm về biên phòng
1. Xâm phạm chủ quyền, lãnh thổ quốc gia; phá hoại, gây mất ổn định an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới, cửa khẩu.
2. Sử dụng hoặc cho sử dụng khu vực biên giới của Việt Nam để chống phá, can thiệp vào nước khác; đe dọa sử dụng hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ biên giới.
3. Giả danh cơ quan, tổ chức, người thực thi nhiệm vụ biên phòng; chống lại, cản trở, trả thù, đe dọa, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người thực thi nhiệm vụ biên phòng.
4. Mua chuộc, hối lộ, dụ dỗ, lôi kéo hoặc ép buộc người thực thi nhiệm vụ biên phòng làm trái quy định của pháp luật.
5. Lợi dụng, lạm dụng việc thực thi nhiệm vụ biên phòng để vi phạm pháp luật, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
6. Phân biệt đối xử về giới, chia rẽ, kỳ thị dân tộc, chủng tộc, quốc tịch, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa trong thực thi nhiệm vụ biên phòng.
7. Sản xuất, sử dụng, mua bán, trao đổi, vận chuyển, phát tán thông tin, hình ảnh sai lệch về chủ quyền, lãnh thổ, biên giới quốc gia.

Như vậy, hành vi phát tán thông tin sai lệch về biên giới quốc gia là trái quy định và vi phạm pháp luật.

Trân trọng!

Biên giới quốc gia
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Biên giới quốc gia
Hỏi đáp Pháp luật
Biên giới quốc gia trên biển được hoạch định và đánh dấu bằng gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Đo đạc và bản đồ về biên giới quốc gia bao gồm những nội dung nào? Việc thể hiện biên giới quốc gia, chủ quyền lãnh thổ được quy định như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Ai có thẩm quyền quyết định chuyển hình thức quản lý và bảo vệ biên giới quốc gia?
Hỏi đáp Pháp luật
Khu vực biên giới là gì? Người đi vào khu vực biên giới phải đáp ứng các điều kiện nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Chế độ, chính sách bảo đảm xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, khu vực biên giới gồm những gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Theo Luật biên giới quốc gia việc mở cửa khẩu biên giới do cơ quan nào quyết định?
Hỏi đáp Pháp luật
Ủy ban Biên giới quốc gia có nhiệm vụ trình Bộ trưởng Bộ Ngoại giao xem xét, quyết định những gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Trong bảo vệ biên giới quốc gia của Việt Nam pháp luật nghiêm cấm thực hiện hành vi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Biên giới quốc gia là gì? Biên giới quốc gia trên không được xác định độ cao như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Biên giới Quốc gia Việt Nam được xác định như thế nào? Những hành vi nào bị nghiêm cấm đối với biên giới quốc gia?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Biên giới quốc gia
Nguyễn Thị Kim Linh
1,668 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào