Doanh nghiệp lấn chiếm đất di tích quốc gia bị phạt bao nhiêu tiền?
Di tích quốc gia là gì?
Tại Điều 29 Luật Di sản văn hóa 2001 có quy định như sau:
Điều 29
Căn cứ vào giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh (sau đây gọi là di tích) được chia thành:
1. Di tích cấp tỉnh là di tích có giá trị tiêu biểu của địa phương;
2. Di tích quốc gia là di tích có giá trị tiêu biểu của quốc gia;
3. Di tích quốc gia đặc biệt là di tích có giá trị đặc biệt tiêu biểu của quốc gia.
Căn cứ tại khoản 2 Điều 4 Luật Di sản văn hóa 2001 có quy định như sau:
Điều 4
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
2. Di sản văn hoá vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
3. Di tích lịch sử - văn hoá là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học.
4. Danh lam thắng cảnh là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mỹ, khoa học.
...
Như vậy, di tích quốc gia là di tích lịch sử - văn hóa hoặc danh lam thắng cảnh có giá trị tiêu biểu của quốc gia.
Doanh nghiệp lấn chiếm đất di tích quốc gia bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ tại điểm b khoản 7 Điều 20 Nghị định 38/2021/NĐ-CP, được bổ sung bởi Điểm c Khoản 3 Điều 5 Nghị định 129/2021/NĐ-CP có quy định như sau:
Điều 20. Vi phạm quy định về bảo vệ di sản văn hóa
...
7. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Hủy hoại, làm thay đổi yếu tố gốc cấu thành di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh;
b) Lấn chiếm đất đai thuộc di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, trừ trường hợp vi phạm các quy định về di sản thiên nhiên được quy định tại Luật bảo vệ môi trường.
...
Tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 38/2021/NĐ-CP có quy định về mức phạt tiền như sau:
Điều 5. Quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
...
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại các khoản 2, 5, 6 và 7 Điều 10; các khoản 4, 5, 6 và 7 Điều 10a; điểm a khoản 2, các khoản 3, 5 và 6, các điểm a, b, c và d khoản 7 Điều 14; các khoản 1, 2, 3, 4 và điểm b khoản 5 Điều 21; các khoản 1, 2, 3, 4 và điểm b khoản 5 Điều 23; khoản 1 Điều 24; các Điều 30, 38, 39 và 40 Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức.
3. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...
Hành vi lấn chiếm đất di tích lịch sử là hành vi vi phạm hành chính.
Hành vi này sẽ bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân. Đối với doanh nghiệp lấn chiếm đất di tích quốc gia sẽ bị phạt tiền với mức gấp đôi mức phạt tiền đối với cá nhân, cụ thể là từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
Tại điểm b khoản 9 Điều 20 Nghị định 38/2021/NĐ-CP có quy định như sau:
Điều 20. Vi phạm quy định về bảo vệ di sản văn hóa
...
9. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi viết, vẽ, làm bẩn di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh quy định tại khoản 1 và điểm c khoản 7 Điều này;
b) Buộc trả lại đất đã bị lấn chiếm trừ trường hợp có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 22 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 7 Điều này;
...
Ngoài ra, hành vi này còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc trả lại đất đã bị lấn chiếm trừ trường hợp có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 22 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP.
Doanh nghiệp lấn chiếm đất di tích quốc gia bị phạt bao nhiêu tiền? (Hình từ Internet)
Di tích lịch sử - văn hóa phải có các tiêu chí gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 28 Luật Di sản văn hóa 2001, được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Luật Di sản văn hóa sửa đổi 2009 quy định như sau:
Điều 28
1. Di tích lịch sử - văn hóa phải có một trong các tiêu chí sau đây:
a) Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử, văn hóa tiêu biểu của quốc gia hoặc của địa phương;
b) Công trình xây dựng, địa điểm gắn với thân thế và sự nghiệp của anh hùng dân tộc, danh nhân, nhân vật lịch sử có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của quốc gia hoặc của địa phương trong các thời kỳ lịch sử;
c) Địa điểm khảo cổ có giá trị tiêu biểu;
d) Công trình kiến trúc, nghệ thuật, quần thể kiến trúc, tổng thể kiến trúc đô thị và địa điểm cư trú có giá trị tiêu biểu cho một hoặc nhiều giai đoạn phát triển kiến trúc, nghệ thuật.
...
Như vậy, di tích lịch sử - văn hóa phải có một trong các tiêu chí sau đây:
- Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử, văn hóa tiêu biểu của quốc gia hoặc của địa phương;
- Công trình xây dựng, địa điểm gắn với thân thế và sự nghiệp của anh hùng dân tộc, danh nhân, nhân vật lịch sử có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của quốc gia hoặc của địa phương trong các thời kỳ lịch sử;
- Địa điểm khảo cổ có giá trị tiêu biểu;
- Công trình kiến trúc, nghệ thuật, quần thể kiến trúc, tổng thể kiến trúc đô thị và địa điểm cư trú có giá trị tiêu biểu cho một hoặc nhiều giai đoạn phát triển kiến trúc, nghệ thuật.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- CSR là viết tắt của từ gì? Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp gồm gì?
- Mẫu Báo cáo chính trị Đại hội chi bộ khu dân cư mới nhất hiện nay?
- Đối tượng trong chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới là gì?
- Mẫu viết thư gửi chú bộ đội nhân ngày 22/12 ngắn gọn?
- Thuốc lá nung nóng là gì? Các loại thuốc lá nung nóng hiện nay?