Doanh nghiệp xã hội sử dụng các khoản tài trợ được huy động sai mục đích thì có bị xử phạt không?
Doanh nghiệp xã hội sử dụng các khoản tài trợ được huy động sai mục đích thì có bị xử phạt không?
Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 60 Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với doanh nghiệp xã hội sử dụng các khoản tài trợ được huy động sai mục đích như sau:
Điều 60. Vi phạm đối với doanh nghiệp xã hội
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận sau thuế hằng năm của doanh nghiệp để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu đã đăng ký;
b) Sử dụng không đúng mục đích các khoản tài trợ được huy động;
...
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
...
b) Buộc hoàn trả các khoản tài trợ được sử dụng không đúng mục đích đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
...
Bên cạnh đó, căn cứ khoản 2 Điều 4 Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền khi xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Điều 4. Mức phạt tiền
...
2. Mức phạt tiền quy định tại Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với tổ chức (trừ mức phạt quy định tại điểm c khoản 2 Điều 28; điểm a và điểm b khoản 2 Điều 38; Điều 62 và Điều 63 Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với cá nhân). Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 (một phần hai) mức phạt tiền đối với tổ chức.
Như vậy, doanh nghiệp xã hội sử dụng các khoản tài trợ được huy động sai mục đích thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng và buộc phải hoàn trả các khoản tài trợ được sử dụng sai mục đích.
Lưu ý: Mức phạt tiền nêu trên là mức phạt áp dụng đối với tổ chức vi phạm, đối với cá nhân có cùng hành vi vi phạm thì áp dụng mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.
Doanh nghiệp xã hội sử dụng các khoản tài trợ được huy động sai mục đích thì có bị xử phạt không? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp xã hội cần phải đáp ứng các tiêu chí nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 10 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về tiêu chí của doanh nghiệp xã hội như sau:
Điều 10. Tiêu chí, quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp xã hội
1. Doanh nghiệp xã hội phải đáp ứng các tiêu chí sau đây:
a) Là doanh nghiệp được đăng ký thành lập theo quy định của Luật này;
b) Mục tiêu hoạt động nhằm giải quyết vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng;
c) Sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận sau thuế hằng năm của doanh nghiệp để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu đã đăng ký.
...
Như vậy, doanh nghiệp xã hội phải là doanh nghiệp được đăng ký thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 và đáp ứng tiêu chí hoạt động với mục tiêu nhằm giải quyết vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng và sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận sau thuế hằng năm của doanh nghiệp để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu đã đăng ký.
Hồ sơ chuyển đổi doanh nghiệp thành doanh nghiệp xã hội bao gồm những gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 28 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về hồ sơ chuyển đổi doanh nghiệp thành doanh nghiệp xã hội như sau:
Điều 28. Hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp đối với doanh nghiệp xã hội
...
2. Trường hợp doanh nghiệp chuyển đổi thành doanh nghiệp xã hội, doanh nghiệp nộp hồ sơ đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau đây:
a) Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký;
b) Nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần; nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc thông qua nội dung Cam kết.
Phòng Đăng ký kinh doanh thực hiện cập nhật thông tin của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và đăng tải Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ.
...
Như vậy, doanh nghiệp muốn chuyển đổi thành doanh nghiệp xã hội phải nộp hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau:
- Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký;
- Nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên, công ty hợp danh, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần hoặc nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty TNHH 1 thành viên về việc thông qua nội dung Cam kết.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nghị quyết 18 về tinh gọn bộ máy: Nghiên cứu hợp nhất văn phòng HĐND, văn phòng đoàn đại biểu Quốc hội và văn phòng UBND cấp tỉnh thành một?
- Từ 2025, ngân hàng không được gửi tin nhắn, email chứa đường link tới khách hàng?
- Lịch Dương Tháng 12 2024 chi tiết, chính xác nhất? Tháng 12 năm 2024 có bao nhiêu ngày theo lịch Dương?
- Ngày Nhân quyền thế giới là ngày mấy? Ngày Nhân quyền thế giới 2024 là thứ mấy?
- Khi đi đến nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện giao thông cần đi như thế nào để bảo đảm đúng quy tắc giao thông?