Xuất khẩu phần mềm có chịu thuế GTGT không? Tính thuế GTGT trực tiếp trên giá trị gia tăng áp dụng với ai?

Xuất khẩu phần mềm có chịu thuế GTGT không? Tính thuế GTGT bằng phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng áp dụng với ai?

Thuế giá trị gia tăng là thuế gì? Đối tượng chịu thuế GTGT là gì?

Theo Điều 2 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008, thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Đối tượng chịu thuế GTGT là hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam, trừ các trường hợp không chịu thuế GTGT theo quy định pháp luật.

Xuất khẩu phần mềm có chịu thuế GTGT không?

Xuất khẩu phần mềm có chịu thuế GTGT không? (Hình từ Internet)

Xuất khẩu phần mềm có chịu thuế GTGT không?

Căn cứ theo khoản 21 Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC quy định về đối tượng không chịu thuế GTGT như sau:

Điều 4. Đối tượng không chịu thuế GTGT
....
21. Chuyển giao công nghệ theo quy định của Luật chuyển giao công nghệ; chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ. Trường hợp hợp đồng chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ có kèm theo chuyển giao máy móc, thiết bị thì đối tượng không chịu thuế GTGT tính trên phần giá trị công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ chuyển giao, chuyển nhượng; trường hợp không tách riêng được thì thuế GTGT được tính trên cả phần giá trị công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ chuyển giao, chuyển nhượng cùng với máy móc, thiết bị.
Phần mềm máy tính bao gồm sản phẩm phần mềm và dịch vụ phần mềm theo quy định của pháp luật.
.....

Ngoài ra, theo Điều 9 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định về thuế suất 0% như sau:

Điều 9. Thuế suất 0%
1. Thuế suất 0%: áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu; hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình ở nước ngoài và ở trong khu phi thuế quan; vận tải quốc tế; hàng hóa, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế GTGT khi xuất khẩu, trừ các trường hợp không áp dụng mức thuế suất 0% hướng dẫn tại khoản 3 Điều này.
Hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu là hàng hóa, dịch vụ được bán, cung ứng cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài và tiêu dùng ở ngoài Việt Nam; bán, cung ứng cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan; hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho khách hàng nước ngoài theo quy định của pháp luật.
....
đ) Các hàng hóa, dịch vụ khác:
...
- Hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT khi xuất khẩu, trừ các trường hợp không áp dụng mức thuế suất 0% hướng dẫn tại khoản 3 Điều này;
.....

Căn cứ tại Điều 14 Thông tư 219/2013/TT-BTC bổ sung bởi điểm b khoản 9 Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC quy định về nguyên tắc khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào như sau:

Điều 14. Nguyên tắc khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào
1. Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT được khấu trừ toàn bộ, kể cả thuế GTGT đầu vào không được bồi thường của hàng hóa chịu thuế GTGT bị tổn thất.
.....

Mặt khác, theo Điều 3 Nghị định 71/2007/NĐ-CP có quy định như sau:

Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Sản phẩm phần mềm là phần mềm và tài liệu kèm theo được sản xuất và được thể hiện hay lưu trữ ở bất kỳ một dạng vật thể nào, có thể được mua bán hoặc chuyển giao cho đối tượng khác khai thác, sử dụng.
....
10. Dịch vụ phần mềm là hoạt động trực tiếp hỗ trợ, phục vụ việc sản xuất, cài đặt, khai thác, sử dụng, nâng cấp, bảo hành, bảo trì phần mềm và các hoạt động tương tự khác liên quan đến phần mềm.
.....

Căn cứ theo Công văn 27324/CTHN-TTHT năm 2022 hướng dẫn về thuế suất áp dụng đối với DN sản xuất phần mềm xuất khẩu. như sau:

Căn cứ quy định trên, Cục Thuế TP Hà Nội có ý kiến như sau:
(1) Về thuế giá trị gia tăng:
Trường hợp Công ty có hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm đáp ứng quy định về sản xuất phần mềm và dịch vụ phần mềm thuộc đối tượng quy định tại Nghị định số 71/2007/NĐ-CP ngày 03/5/2007 của Chính phủ thì hoạt động này thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT theo quy định. Công ty không được khấu trừ số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT theo quy định.
Trường hợp Công ty có hoạt động xuất khẩu nếu đáp ứng điều kiện về hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu theo quy định tại Điều 9 Thông tư số 219/2013/TT-BTC thì thuộc đối tượng chịu thuế GTGT với thuế suất thuế GTGT là 0%. Công ty được khấu trừ thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu nếu đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 16 Thông tư số 219/2013/TT-BTC và Khoản 11 Điều 1 Thông tư số 26/2015/TT-BTC .
....

Thông qua các quy định trên, công ty sản xuất phần mềm máy tính bao gồm sản phẩm phần mềm và dịch vụ phần mềm đáp ứng quy định sản xuất và thuộc đối tượng tại Nghị định 71/2007/NĐ-CP thì hoạt động này sẽ không chịu thuế GTGT.

Mặt khác, hoạt động xuất khẩu phần mềm của công ty sẽ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT với thuế suất 0% nếu đáp ứng điều kiện như sau:

- Có hợp đồng bán, gia công hàng hóa xuất khẩu; hợp đồng ủy thác xuất khẩu;

- Có chứng từ thanh toán tiền hàng hóa xuất khẩu qua ngân hàng và các chứng từ khác theo quy định của pháp luật;

- Có tờ khai hải quan.

*Lưu ý: Công ty không được khấu trừ số thuế GTGT đầu vào đối với phần mềm máy tính xuất khẩu

Tính thuế GTGT bằng phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng áp dụng với ai?

Căn cứ tại Điều 11 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Luật Thuế giá trị gia tăng sửa đổi 2013, việc tính thuế GTGT bằng phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng áp dụng với các đối tượng như sau:

- Doanh nghiệp, hợp tác xã có doanh thu hàng năm dưới mức ngưỡng doanh thu một tỷ đồng, trừ trường hợp đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế.

- Hộ, cá nhân kinh doanh.

- Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh không có cơ sở thường trú tại Việt Nam nhưng có doanh thu phát sinh tại Việt Nam chưa thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ, trừ tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp hàng hóa, dịch vụ để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển và khai thác dầu, khí nộp thuế theo phương pháp khấu trừ do bên Việt Nam khấu trừ nộp thay.

- Tổ chức kinh tế khác, trừ trường hợp đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế.

Trân trọng!

Thuế giá trị gia tăng
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Thuế giá trị gia tăng
Hỏi đáp Pháp luật
Theo cập nhật mới nhất, thời hạn nộp thuế GTGT kỳ tháng 7/2024 chậm nhất là ngày mấy?
Hỏi đáp Pháp luật
Cá nhân có doanh thu dưới 100 triệu đồng trở xuống có phải nộp thuế GTGT không?
Hỏi đáp Pháp luật
Công ty xuất bán máy móc thiết bị chuyên dùng cho nông nghiệp có chịu thuế GTGT không?
Hỏi đáp Pháp luật
Hội phí thu từ hội viên có chịu thuế giá trị gia tăng hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Dịch vụ tiêm vắc xin có thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức thuế suất thuế GTGT đối với dụng cụ y tế nhập khẩu là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Công ty vận tải dầu khí cho tổ chức nước ngoài thuê tàu để vận tải đường biển ngoài VN có được áp dụng thuế GTGT 0%?
Hỏi đáp Pháp luật
Đơn vị thực hiện các hoạt động phục vụ cho việc đào tạo, liên kết đào tạo thì có chịu thuế GTGT không?
Hỏi đáp Pháp luật
Nộp thuế GTGT đối với hàng hóa được miễn thuế nhập khẩu nhưng lại chuyển mục đích sử dụng như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp bán hải sản tươi sống chưa chế biến có phải nộp thuế GTGT không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Thuế giá trị gia tăng
Dương Thanh Trúc
5,132 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Thuế giá trị gia tăng
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào