Định mức hao hụt thóc, gạo dự trữ quốc gia từ ngày 10/5/2024 như thế nào?

Định mức hao hụt thóc, gạo dự trữ quốc gia từ ngày 10/5/2024 như thế nào?

Định mức hao hụt thóc, gạo dự trữ quốc gia từ ngày 10/5/2024?

Ngày 22/3/2024, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư 19/2024/TT-BTC quy định về định mức kinh tế - kỹ thuật bảo quản dự trữ quốc gia và định mức hao hụt thóc, gạo dự trữ quốc gia do Tổng cục Dự trữ Nhà nước trực tiếp quản lý.

Theo đó, từ ngày 10/5/2024, định mức hao hụt thóc, gạo dự trữ quốc gia được quy định như sau:

(1) Định mức hao hụt đối với gạo bảo quản kín (bổ sung khí nitơ, áp suất thấp) như sau:

- Thời gian bảo quản dưới 12 tháng: 0,050 %;

- Thời gian bảo quản từ 12 đến 18 tháng: 0,058 %;

- Thời gian bảo quản trên 18 tháng: 0,066 %.

(2) Định mức hao hụt đối với gạo bảo quản đổ rời và thóc đóng bao trong điều kiện áp suất thấp như sau:

- Từ 01 tháng đến 03 tháng: 0,3 %;

- Từ > 03 tháng đến 06 tháng: 0,5 %;

- Từ > 06 tháng đến 09 tháng: 0,7 %;

- Từ > 09 tháng đến 12 tháng: 0,9 %;

- Từ > 12 tháng đến 18 tháng: 1,1 %;

- Từ > 18 tháng đến 24 tháng: 1,3 %;

- Từ > 24 tháng đến 30 tháng: 1,4 %;

- Trên 30 tháng: cộng thêm/tháng - 0,015 %.

(3) Định mức hao hụt đối với thóc bảo quản đổ rời và thóc đóng bao bảo quản kín bổ sung khí nitơ duy trì nồng độ ≥ 98% như sau:

- Từ 01 tháng đến 03 tháng: 0,3%;

- Từ > 03 tháng đến 06 tháng: 0,5%;

- Từ > 06 tháng đến 09 tháng: 0,6%;

- Từ > 09 tháng đến 12 tháng: 0,7%;

- Từ > 12 tháng đến 18 tháng: 0,8%;

- Từ > 18 tháng đến 24 tháng: 0,9%;

- Từ > 24 tháng đến 30 tháng: 1,0%;

- Trên 30 tháng: cộng thêm/tháng: 0,015%.

Định mức hao hụt thóc, gạo dự trữ quốc gia từ ngày 10/5/2024?

Định mức hao hụt thóc, gạo dự trữ quốc gia từ ngày 10/5/2024? (Hình từ Internet)

Giá thóc, gạo hàng hóa tăng quá cao bất hợp lý thì thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo phải có trách nhiệm gì?

Tại Điều 15 Nghị định 107/2018/NĐ-CP có quy định về bình ổn giá thóc, gạp hàng hóa trong nước như sau:

Điều 15. Bình ổn giá thóc, gạo hàng hóa trong nước
1. Việc công bố và áp dụng các biện pháp bình ổn giá thóc, gạo thực hiện theo quy định của pháp luật về giá.
2. Trường hợp giá thóc, gạo hàng hóa tăng quá cao bất hợp lý, thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo có trách nhiệm tổ chức hệ thống phân phối gạo, cung ứng ngay lượng gạo tồn kho và lượng gạo dự trữ lưu thông để bình ổn thị trường nội địa theo chỉ đạo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Trường hợp giá thóc, gạo hàng hóa giảm quá thấp bất hợp lý, không phù hợp với giá thóc định hướng quy định tại Điều 14 Nghị định này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ: Tài chính, Công Thương, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Hiệp hội Lương thực Việt Nam trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định áp dụng biện pháp cụ thể để điều tiết thị trường, góp phần hạn chế thiệt hại cho người sản xuất.
4. Thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo có trách nhiệm thực hiện các biện pháp bình ổn giá thóc, gạo quy định tại Điều này và được bù đắp các chi phí phát sinh theo quyết định, chỉ đạo của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Như vậy, giá thóc, gạo hàng hóa tăng quá cao bất hợp lý thì thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo phải có trách nhiệm tổ chức hệ thống phân phối gạo, cung ứng ngay lượng gạo tồn kho và lượng gạo dự trữ lưu thông để bình ổn thị trường nội địa theo chỉ đạo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Gạo xuất khẩu phải đảm bảo chất lượng như thế nào?

Tại Điều 17 Nghị định 107/2018/NĐ-CP có quy định đảm bảo chất lượng thốc, gạo hàng hóa xuất khẩu như sau:

Điều 17. Đảm bảo chất lượng thóc, gạo hàng hóa xuất khẩu
1. Gạo xuất khẩu phải bảo đảm phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng và đáp ứng yêu cầu về chất lượng, bao bì, ghi nhãn, đóng gói, bảo quản, truy xuất nguồn gốc theo quy định của nước nhập khẩu; trừ trường hợp nhà nhập khẩu có yêu cầu khác thì thực hiện theo yêu cầu của nhà nhập khẩu.
2. Thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo và thương nhân xuất khẩu các mặt hàng gạo theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này có trách nhiệm thực hiện quy trình, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về sản xuất, chế biến, bảo quản thóc, gạo hàng hóa do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

Như vậy, gạo xuất khẩu phải đảm baro chất lượng như sau:

- Bảo đảm phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng;

- Đáp ứng yêu cầu về chất lượng, bao bì, ghi nhãn, đóng gói, bảo quản, truy xuất nguồn gốc theo quy định của nước nhập khẩu;

Lưu ý: Trường hợp nhà nhập khẩu có yêu cầu khác thì thực hiện theo yêu cầu của nhà nhập khẩu.

Trân trọng!

Dự trữ quốc gia
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Dự trữ quốc gia
Hỏi đáp Pháp luật
Định mức chi phí bảo quản hàng dự trữ quốc gia do Tổng cục Dự trữ Nhà nước trực tiếp quản lý từ ngày 15/5/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Định mức hao hụt thóc, gạo dự trữ quốc gia từ ngày 10/5/2024 như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Nhân viên bảo vệ kho dự trữ có chức trách, nhiệm vụ như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Dự trữ quốc gia
Lương Thị Tâm Như
787 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Dự trữ quốc gia

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Dự trữ quốc gia

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào