Định mức kinh tế nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia do Tổng cục Dự trữ Nhà nước trực tiếp quản lý từ ngày 10/5/2024?

Cho tôi hỏi định mức kinh tế nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia do Tổng cục Dự trữ Nhà nước trực tiếp quản lý từ ngày 10/5/2024 như thế nào? Câu hỏi từ anh Tuấn (Hà Nội)

Định mức kinh tế nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia do Tổng cục Dự trữ Nhà nước trực tiếp quản lý từ ngày 10/5/2024?

Ngày 22/3/2024, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư 18/2024/TT-BTC quy định về định mức kinh tế nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia do Tổng cục Dự trữ Nhà nước trực tiếp quản lý.

Thông tư 18/2024/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 10/5/2024.

Căn cứ Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 18/2024/TT-BTC quy định định mức kinh tế - kỹ thuật nhập gạo đóng bao dự trữ quốc gia như sau:

Tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 18/2024/TT-BTC quy định định mức kinh tế - kỹ thuật xuất gạo đóng bao dự trữ quốc gia như sau:

Xem chi tiết định kinh tế nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia do Tổng cục Dự trữ Nhà nước trực tiếp quản lý từ ngày 10/5/2024 tại Thông tư 18/2024/TT-BTC.

Định mức kinh tế nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia do Tổng cục Dự trữ Nhà nước trực tiếp quản lý từ ngày 10/5/2024?

Định mức kinh tế nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia do Tổng cục Dự trữ Nhà nước trực tiếp quản lý từ ngày 10/5/2024? (Hình từ Internet)

Hàng dự trữ quốc gia được nhập, xuất khi nào?

Căn cứ Điều 34 Luật Dự trữ quốc gia 2012 quy định các trường hợp nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia:

Điều 34. Các trường hợp nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia
1. Nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định tại Điều 35 của Luật này.
2. Nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia trong tình huống đột xuất, cấp bách quy định tại Điều 36 của Luật này.
3. Nhập, xuất, luân phiên đổi hàng dự trữ quốc gia theo chỉ tiêu kế hoạch được giao quy định tại Điều 37 của Luật này.
4. Nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia trong các trường hợp khác quy định tại Điều 39 của Luật này.

Như vậy, hàng dự trữ quốc gia được nhập, xuất trong các trường hợp sau:

- Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ:

+ Khi Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) công bố dịch bệnh xảy ra tại địa phương;

+ Phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, hỏa hoạn, cứu đói;

+ Khi giá cả thị trường tăng, giảm đột biến;

+ Đáp ứng yêu cầu quốc phòng, an ninh.

- Nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia trong tình huống đột xuất, cấp bách sau:

+ Tình trạng thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh có nguy cơ bùng phát trên diện rộng; nhiệm vụ quốc phòng, an ninh;

+ Trật tự an toàn xã hội cần được giải quyết ngay.

- Nhập, xuất, luân phiên đổi hàng dự trữ quốc gia theo chỉ tiêu kế hoạch được giao;

- Nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia trong các trường hợp khác:

+ Xuất hàng dự trữ quốc gia khi thanh lý, tiêu hủy;

+ Nhập hàng dự trữ quốc gia đối với số lượng hàng khi kiểm kê thực tế lớn hơn so với sổ kế toán.

Chính phủ có nhiệm vụ và quyền hạn gì về dự trữ quốc gì?

Căn cứ Điều 13 Luật Dự trữ quốc gia 2012 quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ:

Điều 13. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về dự trữ quốc gia, có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Trình Quốc hội quyết định chính sách phát triển dự trữ quốc gia, định hướng nguồn lực dự trữ quốc gia, kế hoạch 5 năm về dự trữ quốc gia;
b) Trình Quốc hội quyết định mức phân bổ ngân sách trung ương cho dự trữ quốc gia hằng năm;
c) Trình Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định mức bổ sung từ ngân sách trung ương cho dự trữ quốc gia hằng năm (nếu có);
d) Trình Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định ngân sách trung ương mua bù hàng dự trữ quốc gia đã xuất cấp;
đ) Trình Ủy ban thường vụ Quốc hội điều chỉnh Danh mục hàng dự trữ quốc gia;
e) Phân công bộ, ngành thực hiện quản lý hàng dự trữ quốc gia.
2. Thủ tướng Chính phủ có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Phê duyệt chiến lược dự trữ quốc gia, kế hoạch dự trữ quốc gia hàng năm, quy hoạch tổng thể hệ thống kho dự trữ quốc gia;
b) Giao kế hoạch, dự toán ngân sách nhà nước cho dự trữ quốc gia trong phạm vi dự toán ngân sách nhà nước đã được Quốc hội phê duyệt;
c) Quyết định việc nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Như vậy, Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về dự trữ quốc gia có nhiệm vụ, quyền hạn sau:

- Trình Quốc hội quyết định chính sách phát triển dự trữ quốc gia, định hướng nguồn lực dự trữ quốc gia, kế hoạch 5 năm về dự trữ quốc gia;

- Trình Quốc hội quyết định mức phân bổ ngân sách trung ương cho dự trữ quốc gia hằng năm;

- Trình Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định mức bổ sung từ ngân sách trung ương cho dự trữ quốc gia hằng năm (nếu có);

- Trình Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định ngân sách trung ương mua bù hàng dự trữ quốc gia đã xuất cấp;

- Trình Ủy ban thường vụ Quốc hội điều chỉnh Danh mục hàng dự trữ quốc gia;

Trân trọng!

Dự trữ nhà nước
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Dự trữ nhà nước
Hỏi đáp Pháp luật
Định mức kinh tế nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia do Tổng cục Dự trữ Nhà nước trực tiếp quản lý từ ngày 10/5/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng cục Dự trữ Nhà nước có nhiệm vụ trình Bộ trưởng Bộ Tài chính để trình cấp có thẩm quyền xem xét và quyết định các vấn đề gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Dự trữ nhà nước
Phan Vũ Hiền Mai
119 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Dự trữ nhà nước
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào