Niêm phong kẹp chì là gì? Ai có quyền xử lý công chức hải quan khi thực hiện niêm phong kẹp chì cho thông quan đối với xe quá khổ quá tải?
Niêm phong kẹp chì là gì?
Niêm phong kẹp chì là tên gọi khác của seals niêm phong, khóa niêm phong, là vật dụng nhỏ bé nhưng lại rất hiệu quả trong việc giữ an toàn, bảo mật hàng hóa.
Hiện nay, pháp luật chưa có quy định cụ thể về định nghĩa niêm phong kẹp chì. Tuy nhiên, có thể hiểu đơn giản niêm phong kẹp chì là phương pháp sử dụng kẹp chì (hay còn gọi là seal niêm phong) để đảm bảo an toàn cho hàng hóa bên trong vật chứa, tránh các trường hợp bị đánh cắp, hoặc tráo hàng trong quá trình vận chuyển.
Lợi ích của niêm phong kẹp chì có thể kể đến như:
- Đảm bảo an toàn cho hàng hóa, tránh thất thoát.
- Ngăn chặn hành vi gian lận, tráo đổi hàng hóa.
- Giúp theo dõi và kiểm tra hàng hóa dễ dàng.
- Tăng cường sự tin tưởng giữa các bên liên quan trong quá trình vận chuyển.
Niêm phong kẹp chì là một biện pháp hiệu quả để đảm bảo an toàn cho hàng hóa trong quá trình vận chuyển. Do vậy, việc lựa chọn và sử dụng kẹp chì phù hợp là rất quan trọng.
Niêm phong kẹp chì là gì? Ai có quyền xử lý công chức hải quan khi thực hiện niêm phong kẹp chì cho thông quan đối với xe quá khổ quá tải? (Hình từ Internet)
Ai có quyền xử lý công chức hải quan khi thực hiện niêm phong kẹp chì cho thông quan đối với xe quá khổ quá tải?
Căn cứ tại Mục 1 Công văn 460/TCHQ-GSQL 2023 về việc tăng cường kiểm soát phương tiện vận tải quá tải, quá khổ giới hạn vận chuyển hàng hóa chịu sự giám sát hải quan có nêu cụ thể như sau:
1. Yêu cầu Cục Hải quan các tỉnh, thành phố thực hiện nghiêm quy định của pháp luật và chỉ đạo của Tổng cục Hải quan tại công văn số 5516/TCHQ-GSQL ngày 20/12/2022, đồng thời thông báo cho các doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi, cảng để phối hợp thực hiện; tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra công vụ để kịp thời phát hiện chấn chỉnh, xử lý các trường hợp thực hiện chưa đúng quy định.
Trường hợp các cơ quan chức năng trong nội địa kiểm tra phát hiện phương tiện vận tải vi phạm quy định về quá khổ, quá tải, phương tiện chở thùng tự chế “giả công - te - nơ” được cơ quan hải quan niêm phong kẹp chì, cho thông quan lưu thông trong nội địa thì Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố xem xét xử lý trách nhiệm, điều chuyển khỏi vị trí công tác đối với lãnh đạo Chi cục và các công chức liên quan đến việc thực hiện thủ tục hải quan cho các phương tiện vận tải này.
Trường hợp doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi, cảng tự ý cho phép phương tiện vận tải vi phạm quy định về quá khổ, quá tải, phương tiện chở thùng tự chế “giả công - te - nơ” vận chuyển hàng hóa qua khu vực giám sát hải quan thì doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
...
Như vậy, trường hợp các cơ quan chức năng trong nội địa kiểm tra phát hiện phương tiện vận tải vi phạm quy định về quá khổ, quá tải được cơ quan hải quan niêm phong kẹp chì, cho thông quan lưu thông trong nội địa thì Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố xem xét xử lý trách nhiệm, điều chuyển khỏi vị trí công tác đối với lãnh đạo Chi cục và các công chức liên quan đến việc thực hiện thủ tục hải quan cho các phương tiện vận tải này.
Điều khiển xe tải vi phạm lỗi chở hàng quá khổ vượt quá chiều cao cho phép thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ tại điểm b khoản 4 Điều 24 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được bổ sung bởi điểm c khoản 13 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP có quy định như sau:
Xử phạt người điều khiển xe ô tô tải, máy kéo (bao gồm cả rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo) và các loại xe tương tự xe ô tô vận chuyển hàng hóa vi phạm quy định về vận tải đường bộ
…
2. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
…
b) Chở hàng trên nóc thùng xe; chở hàng vượt quá bề rộng thùng xe; chở hàng vượt phía trước, phía sau thùng xe trên 10% chiều dài xe;
…
4. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe taxi tải không lắp đồng hồ tính tiền cước hoặc lắp đồng hồ tính tiền cước không đúng quy định;
b) Chở hàng vượt quá chiều cao xếp hàng cho phép đối với xe ô tô tải (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc);
c) Chở công-ten-nơ trên xe (kể cả sơ mi rơ moóc) mà không sử dụng thiết bị để định vị chắc chắn công-ten-nơ với xe hoặc có sử dụng thiết bị nhưng công-ten-nơ vẫn bị xê dịch trong quá trình vận chuyển.
…
9. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b, điểm c khoản 2; điểm b khoản 3; điểm b, điểm c khoản 4; khoản 5; điểm a, điểm b, điểm d khoản 6 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;
...
Như vậy, người điều khiển xe tải vi phạm chở hàng vượt quá chiều cao xếp hàng cho phép thì có thể bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Bên cạnh đó, người vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng theo quy định của pháp luật.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Diện tích tối thiểu tách thửa đất của 63 tỉnh thành cập nhật mới nhất?
- Cách viết Mẫu 2A, 2B: Phương hướng, biện pháp khắc phục hạn chế khuyết điểm trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024?
- Bài phát biểu của Hiệu trưởng ngày 20/11 hay nhất, phù hợp với mọi cấp học?
- Có phải chuyển MST người phụ thuộc sang MST cá nhân không?
- Vịnh Hạ Long ở tỉnh nào? Vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới vào năm nào?