Nghiên cứu sinh là gì? Điều kiện để trở thành nghiên cứu sinh là gì?

Nghiên cứu sinh là gì? Điều kiện để trở thành nghiên cứu sinh là gì? Kết quả nghiên cứu của nghiên cứu sinh được bảo lưu khi nào?

Nghiên cứu sinh là gì?

Căn cứ Điều 59 Luật Giáo dục đại học 2012 được sửa đổi bởi điểm g khoản 2 Điều 77 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 quy định người học:

Điều 59. Người học
Người học là người đang học tập và nghiên cứu khoa học tại cơ sở giáo dục đại học, gồm sinh viên của chương trình đào tạo đại học; học viên của chương trình đào tạo thạc sĩ; nghiên cứu sinh của chương trình đào tạo tiến sĩ.

Theo quy định trên, nghiên cứu sinh là học viên cao học đang theo học chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ tại các cơ sở giáo dục đại học được phép đào tạo trình độ này.

Nghiên cứu sinh là gì? Điều kiện để trở thành nghiên cứu sinh là gì?

Nghiên cứu sinh là gì? Điều kiện để trở thành nghiên cứu sinh là gì? (Hình từ Internet)

Điều kiện để trở thành nghiên cứu sinh là gì?

Tại Điều 7 Quy chế tuyển sinh và đào tại trình độ tiến sĩ ban hành kèm theo Thông tư 18/2021/TT-BGDĐT quy định đối tượng và điều kiện dự tuyển:

Điều 7. Đối tượng và điều kiện dự tuyển
1. Yêu cầu chung đối với người dự tuyển:
a) Đã tốt nghiệp thạc sĩ hoặc tốt nghiệp đại học hạng giỏi trở lên ngành phù hợp, hoặc tốt nghiệp trình độ tương đương bậc 7 theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam ở một số ngành đào tạo chuyên sâu đặc thù phù hợp với ngành đào tạo tiến sĩ;
b) Đáp ứng yêu cầu đầu vào theo chuẩn chương trình đào tạo do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và của chương trình đào tạo tiến sĩ đăng ký dự tuyển;
c) Có kinh nghiệm nghiên cứu thể hiện qua luận văn thạc sĩ của chương trình đào tạo định hướng nghiên cứu; hoặc bài báo, báo cáo khoa học đã công bố; hoặc có thời gian công tác từ 02 năm (24 tháng) trở lên là giảng viên, nghiên cứu viên của các cơ sở đào tạo, tổ chức khoa học và công nghệ;
...

Theo quy định trên, để trở thành nghiên cứu sinh thì người dự tuyển nghiên cứu sinh phải đáp ứng các yêu cầu sau:

[1] Yêu cầu chung

- Đã tốt nghiệp thạc sĩ hoặc tốt nghiệp đại học hạng giỏi trở lên ngành phù hợp, hoặc tốt nghiệp trình độ tương đương bậc 7 theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam ở một số ngành đào tạo chuyên sâu đặc thù phù hợp với ngành đào tạo tiến sĩ;

- Đáp ứng yêu cầu đầu vào theo chuẩn chương trình đào tạo do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và của chương trình đào tạo tiến sĩ đăng ký dự tuyển;

- Có kinh nghiệm nghiên cứu thể hiện qua luận văn thạc sĩ của chương trình đào tạo định hướng nghiên cứu; hoặc bài báo, báo cáo khoa học đã công bố; hoặc có thời gian công tác từ 02 năm (24 tháng) trở lên là giảng viên, nghiên cứu viên của các cơ sở đào tạo, tổ chức khoa học và công nghệ;

- Có dự thảo đề cương nghiên cứu và dự kiến kế hoạch học tập, nghiên cứu toàn khóa.

[2] Yêu cầu riêng

- Đối với người dự tuyển là công dân Việt Nam thì phải đạt yêu cầu về năng lực ngoại ngữ được minh chứng bằng một trong những văn bằng, chứng chỉ sau:

+ Bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên do một cơ sở đào tạo nước ngoài, phân hiệu của cơ sở đào tạo nước ngoài ở Việt Nam hoặc cơ sở đào tạo của Việt Nam cấp cho người học toàn thời gian bằng tiếng nước ngoài;

+ Bằng tốt nghiệp trình độ đại học ngành ngôn ngữ tiếng nước ngoài do các cơ sở đào tạo của Việt Nam cấp;

+ Có một trong các chứng chỉ ngoại ngữ sau còn hiệu lực tính đến ngày đăng ký dự tuyển hoặc các chứng chỉ ngoại ngữ khác tương đương trình độ bậc 4 (theo khung năng ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam) do Bộ Giáo dục Giáo dục Đào tạo công bố.

- Đối với người dự tuyển là công dân nước ngoài nếu đăng ký theo học chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ bằng tiếng Việt:

+ Phải có chứng chỉ tiếng Việt tối thiểu từ bậc 4 trở lên theo Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài;

+ Phải đáp ứng yêu cầu về ngoại ngữ thứ hai do cơ sở đào tạo quyết định.

Lưu ý: Trường hợp là người bản ngữ của ngôn ngữ được sử dụng trong chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ.

Kết quả nghiên cứu của nghiên cứu sinh được bảo lưu khi nào?

Căn cứ Điều 11 Quy chế tuyển sinh và đào tại trình độ tiến sĩ ban hành kèm theo Thông tư 18/2021/TT-BGDĐT quy định công nhận và chuyển đổi kết quả học tập, nghiên cứu:

Điều 11. Công nhận và chuyển đổi kết quả học tập, nghiên cứu
1. Kết quả học tập, nghiên cứu của nghiên cứu sinh đã tích lũy trong chương trình đào tạo tiến sĩ được bảo lưu, xem xét công nhận, chuyển đổi trong những trường hợp sau:
a) Nghiên cứu sinh bị thôi học và có nguyện vọng được tiếp tục theo học chương trình đào tạo thạc sĩ ngành tương ứng nếu đáp ứng những quy định của quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ thạc sĩ hiện hành;
b) Nghiên cứu sinh chuyển ngành đào tạo hoặc cơ sở đào tạo;
c) Nghiên cứu sinh đã thôi học, đăng ký dự tuyển lại và được công nhận là nghiên cứu sinh mới của cơ sở đào tạo đã theo học.
...

Như vậy, nghiên cứu sinh được bảo lưu kết quả nghiên cứu đã tích lũy trong chương trình đào tạo tiến sĩ trong các trường hợp sau:

- Nghiên cứu sinh bị thôi học và có nguyện vọng được tiếp tục theo học chương trình đào tạo thạc sĩ ngành tương ứng nếu đáp ứng những quy định của quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ thạc sĩ hiện hành;

- Nghiên cứu sinh chuyển ngành đào tạo hoặc cơ sở đào tạo;

- Nghiên cứu sinh đã thôi học, đăng ký dự tuyển lại và được công nhận là nghiên cứu sinh mới của cơ sở đào tạo đã theo học.

Trân trọng!

Nghiên cứu sinh
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Nghiên cứu sinh
Hỏi đáp Pháp luật
Nghiên cứu sinh là gì? Điều kiện để trở thành nghiên cứu sinh là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Nghiên cứu sinh
Phan Vũ Hiền Mai
3,857 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào