Hoạt động điện ảnh là gì? Quyền và nghĩa vụ của cơ sở điện ảnh sản xuất phim?

Cho mình hỏi hoạt động điện ảnh là gì? Quyền và nghĩa vụ của cơ sở điện ảnh sản xuất phim như thế nào? Câu hỏi của chị Thùy Dương - TP. Hồ Chí Minh

Hoạt động điện ảnh là gì?

Căn cứ tại khoản 3 Điều 3 Luật Điện ảnh 2022 quy định như sau:

Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
3. Hoạt động điện ảnh bao gồm sản xuất phim, phát hành phim, phổ biến phim, quảng bá, xúc tiến phát triển điện ảnh, lưu chiểu, lưu trữ phim, đào tạo nguồn nhân lực điện ảnh.
...

Như vậy, hoạt động điện ảnh là hoạt động bao gồm sản xuất phim, phát hành phim, phổ biến phim, quảng bá, xúc tiến phát triển điện ảnh, lưu chiểu, lưu trữ phim, đào tạo nguồn nhân lực điện ảnh.

Hoạt động điện ảnh là gì?

Hoạt động điện ảnh là gì? Quyền và nghĩa vụ của cơ sở điện ảnh sản xuất phim? (Hình từ Internet).

Sản xuất phim là gì?

Căn cứ tại khoản 6 Điều 3 Luật Điện ảnh 2022 quy định như sau:

Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
6. Sản xuất phim là quá trình tạo ra một bộ phim từ xây dựng kịch bản phim đến khi hoàn thành phim.
...

Như vậy, sản xuất phim được hiểu là quá trình tạo ra một bộ phim từ xây dựng kịch bản phim đến khi hoàn thành phim.

Quyền và nghĩa vụ của cơ sở điện ảnh sản xuất phim?

Căn cứ tại Điều 10 Luật Điện ảnh 2022 có quy định về quyền và nghĩa vụ của cơ sở sản xuất phim như sau:

- Quyền của cơ sở điện ảnh sản xuất phim bao gồm:

+ Sản xuất, hợp tác sản xuất phim; cung cấp dịch vụ sản xuất phim cho tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài;

+ Tham gia sản xuất phim sử dụng ngân sách nhà nước;

+ Tham gia liên hoan phim, giải thưởng phim, cuộc thi phim, chương trình phim, tuần phim.

- Nghĩa vụ của cơ sở điện ảnh sản xuất phim bao gồm:

+ Bảo đảm sản xuất phim theo nội dung đã đăng ký kinh doanh, chức năng, nhiệm vụ được giao hoặc được phê duyệt;

+ Thực hiện nội dung văn bản thẩm định kịch bản đối với phim sản xuất sử dụng ngân sách nhà nước;

+ Bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, y tế, phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường, bảo vệ di sản văn hóa và các vấn đề khác có liên quan theo quy định của pháp luật trong quá trình sản xuất phim;

+ Gửi văn bản cam kết không vi phạm quy định tại Điều 9 của Luật Điện ảnh 2022 tới Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong trường hợp hợp tác sản xuất phim với tổ chức, cá nhân nước ngoài, nhận tài trợ từ tổ chức, cá nhân nước ngoài để sản xuất phim;

+ Tuân thủ quy định của Luật Điện ảnh 2022 và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Sản xuất phim có nội dung xuyên tạc lịch sử dân tộc có bị phạt không?

Căn cứ tại Điều 6 Nghị định 38/2021/NĐ-CP, được bổ sung bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 128/2022/NĐ-CP có quy định như sau:

Điều 6. Vi phạm quy định về nội dung bị nghiêm cấm trong hoạt động điện ảnh
1. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động điện ảnh có một trong các nội dung sau đây, trừ hành vi sản xuất phim tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài có giấy phép cung cấp dịch vụ quay phim sử dụng bối cảnh tại Việt Nam bị thu hồi theo quy định tại điểm a khoản 6 Điều 13 Luật Điện ảnh:
a) Xuyên tạc lịch sử dân tộc, phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, danh nhân, anh hùng dân tộc; thể hiện không đúng, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân;
...

Tại Điều 5 Nghị định 38/2021/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 128/2022/NĐ-CP có quy định như sau:

Điều 5. Quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
1. Mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa là 50.000.000 đồng đối với cá nhân và 100.000.000 đồng đối với tổ chức. Mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo là 100.000.000 đồng đối với cá nhân và 200.000.000 đồng đối với tổ chức.
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại các khoản 2, 5, 6 và 7 Điều 10; các khoản 4, 5, 6 và 7 Điều 10a; điểm a khoản 2, các khoản 3, 5 và 6, các điểm a, b, c và d khoản 7 Điều 14; các khoản 1, 2, 3, 4 và điểm b khoản 5 Điều 21; các khoản 1, 2, 3, 4 và điểm b khoản 5 Điều 23; khoản 1 Điều 24; các Điều 30, 38, 39 và 40 Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức.
3. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...

Như vậy, hành vi hoạt động điện ảnh có nội dung xuyên tạc lịch sử (trừ hành vi sản xuất phim tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài có giấy phép cung cấp dịch vụ quay phim sử dụng bối cảnh tại Việt Nam bị thu hồi theo quy định tại điểm a khoản 6 Điều 13 Luật Điện ảnh 2022) là hành vi vi phạm hành chính.

Hành vi này sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính, mức phạt là từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân và đối với tổ chức là 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

Trân trọng!

Sản xuất phim
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Sản xuất phim
Hỏi đáp Pháp luật
Hoạt động điện ảnh là gì? Quyền và nghĩa vụ của cơ sở điện ảnh sản xuất phim?
Hỏi đáp Pháp luật
Phim nhà nước đặt hàng là gì? Hồ sơ dự án sản xuất phim tham gia tuyển chọn làm phim nhà nước đặt hàng bao gồm những gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Sản xuất phim
Nguyễn Thị Ngọc Trâm
79 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Sản xuất phim
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào