Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông liên quan đến báo cáo tài chính hằng năm có được thông qua bằng hình thức lấy ý kiến bằng văn bản không?
Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông liên quan đến báo cáo tài chính hằng năm có được thông qua bằng hình thức lấy ý kiến bằng văn bản không?
Theo Điều 147 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về hình thức thông qua nghị quyết Đại hội đồng cổ đông như sau:
Điều 147. Hình thức thông qua nghị quyết Đại hội đồng cổ đông
1. Đại hội đồng cổ đông thông qua nghị quyết thuộc thẩm quyền bằng hình thức biểu quyết tại cuộc họp hoặc lấy ý kiến bằng văn bản.
2. Trường hợp Điều lệ công ty không có quy định khác thì nghị quyết Đại hội đồng cổ đông về các vấn đề sau đây phải được thông qua bằng hình thức biểu quyết tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông:
a) Sửa đổi, bổ sung nội dung của Điều lệ công ty;
b) Định hướng phát triển công ty;
c) Loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại;
d) Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát;
đ) Quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị từ 35% tổng giá trị tài sản trở lên được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định tỷ lệ hoặc giá trị khác;
e) Thông qua báo cáo tài chính hằng năm;
g) Tổ chức lại, giải thể công ty.
Thông qua quy định trên, Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông có thể được thông qua bằng 01 trong 02 hình thức gồm biểu quyết tại cuộc họp và lấy ý kiến bằng văn bản.
Đối với Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông liên quan đến báo cáo tài chính hằng năm phải được thông qua bằng hình thức biểu quyết tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông, trừ Điều lệ công ty không có quy định khác.
Như vậy, có thể hiểu, Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông liên quan đến báo cáo tài chính hằng năm vẫn được thông qua bằng hình thức lấy ý kiến bằng văn bản nếu như Điều lệ công ty có quy định.
Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông liên quan đến báo cáo tài chính hằng năm có được thông qua bằng hình thức lấy ý kiến bằng văn bản không? (Hình từ Internet)
Để tiến hành họp Đại hội đồng cổ đông cần đáp ứng điều kiện gì?
Theo quy định tại Điều 145 Luật Doanh nghiệp 2020, để tiến hành họp Đại hội đồng cổ đông cần đáp ứng điều kiện dưới đây:
[1] Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông được tiến hành khi có số cổ đông dự họp đại diện trên 50% tổng số phiếu biểu quyết; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.
[2] Trường hợp cuộc họp lần thứ nhất không đủ điều kiện tiến hành theo [1] thì thông báo mời họp lần thứ hai phải được gửi trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày dự định họp lần thứ nhất, nếu Điều lệ công ty không quy định khác.
Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông lần thứ hai được tiến hành khi có số cổ đông dự họp đại diện từ 33% tổng số phiếu biểu quyết trở lên; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.
[3] Trường hợp cuộc họp lần thứ hai không đủ điều kiện tiến hành theo [2] thì thông báo mời họp lần thứ ba phải được gửi trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày dự định họp lần thứ hai, nếu Điều lệ công ty không quy định khác. Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông lần thứ ba được tiến hành không phụ thuộc vào tổng số phiếu biểu quyết của các cổ đông dự họp.
[4] Chỉ có Đại hội đồng cổ đông mới có quyền quyết định thay đổi chương trình họp đã được gửi kèm theo thông báo mời họp
Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông có những nội dung gì?
Căn cứ theo Điều 150 Luật Doanh nghiệp 2020 có quy định Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông phải được ghi biên bản và có thể ghi âm hoặc ghi và lưu giữ dưới hình thức điện tử khác. Trường hợp lập biên bản họp Đại hội đồng cổ đông thì phải đảm bảo các nội dung như sau:
- Tên, địa chỉ trụ sở chính, mã số doanh nghiệp.
- Thời gian và địa điểm họp Đại hội đồng cổ đông.
- Chương trình và nội dung cuộc họp.
- Họ, tên chủ tọa và thư ký.
- Tóm tắt diễn biến cuộc họp và các ý kiến phát biểu tại Đại hội đồng cổ đông về từng vấn đề trong nội dung chương trình họp.
- Số cổ đông và tổng số phiếu biểu quyết của các cổ đông dự họp, phụ lục danh sách đăng ký cổ đông, đại diện cổ đông dự họp với số cổ phần và số phiếu bầu tương ứng;
- Tổng số phiếu biểu quyết đối với từng vấn đề biểu quyết, trong đó ghi rõ phương thức biểu quyết, tổng số phiếu hợp lệ, không hợp lệ, tán thành, không tán thành và không có ý kiến; tỷ lệ tương ứng trên tổng số phiếu biểu quyết của cổ đông dự họp;
- Các vấn đề đã được thông qua và tỷ lệ phiếu biểu quyết thông qua tương ứng.
- Họ, tên, chữ ký của chủ tọa và thư ký.
Trường hợp chủ tọa, thư ký từ chối ký biên bản họp thì biên bản này có hiệu lực nếu được tất cả thành viên khác của Hội đồng quản trị tham dự họp ký và có đầy đủ nội dung theo quy định tại khoản này. Biên bản họp ghi rõ việc chủ tọa, thư ký từ chối ký biên bản họp.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?