MSDS là gì? Doanh nghiệp không có bảng nội quy về an toàn hóa chất bị phạt không?
MSDS là gì trong xuất nhập khẩu?
MSDS hay Bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất là thông tin về hướng dẫn sử dụng được áp dụng trong quá trình vận chuyển hay tiếp xúc với hóa chất, người thực hiện cần làm theo các hướng dẫn đó để đảm bảo an toàn.
MSDS được viết tắt từ Material Safety Data Sheet có nghĩa là Bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất là một tài liệu kỹ thuật cung cấp chi tiết và thông tin toàn diện về một sản phẩm liên quan đến hóa chất bao gồm:
- Ảnh hưởng sức khỏe khi tiếp xúc với sản phẩm:
- Đánh giá mối nguy liên quan đến việc xử lý, bảo quản hoặc sử dụng sản phẩm
- Biện pháp bảo vệ người lao động trước nguy cơ phơi nhiễm
- Quy trình xử lý khẩn cấp.
Bảng Dữ liệu An toàn Vật liệu (MSDS) là một tài liệu chứa thông tin về các mối nguy tiềm ẩn (sức khỏe, hỏa hoạn, phản ứng và môi trường) và cách làm việc an toàn với sản phẩm hóa chất.
Mục đích của MSDS cho biết những nguy cơ của sản phẩm là gì, cách sử dụng sản phẩm an toàn, điều gì sẽ xảy ra nếu không tuân theo các khuyến nghị, phải làm gì nếu tai nạn xảy ra, cách nhận biết các triệu chứng của phơi nhiễm quá mức và phải làm gì nếu như vậy sự cố xảy ra.
Lưu ý: Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo!
MSDS là gì? Doanh nghiệp không có bảng nội quy về an toàn hóa chất bị phạt không? (Hình từ Internet)
Đối tượng nào phải được huấn luyện an toàn hóa chất?
Căn cứ theo quy định tại Điều 32 Nghị định 113/2017/NĐ-CP quy định về đối tượng phải được huấn luyện an toàn hóa chất như sau:
Điều 32. Đối tượng phải được huấn luyện an toàn hóa chất
1. Nhóm 1, bao gồm:
a) Người đứng đầu đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh và phòng, ban, chi nhánh trực thuộc; phụ trách bộ phận sản xuất, kinh doanh, kỹ thuật; quản đốc phân xưởng hoặc tương đương;
b) Cấp phó của người đứng đầu theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này được giao nhiệm vụ phụ trách công tác an toàn hóa chất.
2. Nhóm 2, bao gồm:
a) Cán bộ chuyên trách, bán chuyên trách về an toàn hóa chất của cơ sở;
b) Người trực tiếp giám sát về an toàn hóa chất tại nơi làm việc.
3. Nhóm 3, bao gồm người lao động liên quan trực tiếp đến hóa chất."
Theo đó, các đối tượng phải được huấn luyện an toàn hóa chất bao gồm:
Nhóm 1, bao gồm:
- Người đứng đầu đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh và phòng, ban, chi nhánh trực thuộc; phụ trách bộ phận sản xuất, kinh doanh, kỹ thuật; quản đốc phân xưởng hoặc tương đương;
- Cấp phó của người đứng đầu theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này được giao nhiệm vụ phụ trách công tác an toàn hóa chất.
Nhóm 2, bao gồm:
- Cán bộ chuyên trách, bán chuyên trách về an toàn hóa chất của cơ sở;
- Người trực tiếp giám sát về an toàn hóa chất tại nơi làm việc.
Nhóm 3, bao gồm:
- Người lao động liên quan trực tiếp đến hóa chất."
Doanh nghiệp không có bảng nội quy về an toàn hóa chất tại nơi cất giữ hóa chất nguy hiểm có bị phạt không?
Căn cứ tại điểm a khoản 1 Điều 14 Nghị định 71/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 17/2022/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định an toàn đối với hóa chất nguy hiểm như sau:
Vi phạm quy định an toàn đối với hóa chất nguy hiểm
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không có bảng nội quy về an toàn hóa chất tại nơi sử dụng, cất giữ hóa chất nguy hiểm;
b) Không bố trí hệ thống báo hiệu phù hợp với mức độ nguy hiểm của hóa chất tại nơi sử dụng, cất giữ hóa chất nguy hiểm;
c) Không thể hiện đầy đủ các đặc tính nguy hiểm của hóa chất trong biểu trưng cảnh báo đối với hóa chất nguy hiểm có nhiều đặc tính nguy hiểm khác nhau.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi không có nơi cất giữ hóa chất nguy hiểm để sử dụng.
Bên cạnh đó, tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 71/2019/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền tối đa, thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức như sau:
Quy định về mức phạt tiền tối đa, thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
...
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II của Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân thực hiện. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...
Như vậy, doanh nghiệp không có bảng nội quy về an toàn hóa chất tại nơi cất giữ hóa chất nguy hiểm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Diện tích tối thiểu tách thửa đất của 63 tỉnh thành cập nhật mới nhất?
- Cách viết Mẫu 2A, 2B: Phương hướng, biện pháp khắc phục hạn chế khuyết điểm trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024?
- Bài phát biểu của Hiệu trưởng ngày 20/11 hay nhất, phù hợp với mọi cấp học?
- Có phải chuyển MST người phụ thuộc sang MST cá nhân không?
- Vịnh Hạ Long ở tỉnh nào? Vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới vào năm nào?