Bệnh dài ngày là gì? Nghỉ ốm đau dài ngày người lao động được hưởng những quyền lợi gì?
Bệnh dài ngày là gì?
Hiện nay chưa có văn bản nào định nghĩa cụ thể về bệnh dài ngày. Vì vậy, bệnh dài ngày có thể được hiểu là là những bệnh lý cần thời gian điều trị kéo dài, thường từ 3 tháng trở lên. Những bệnh này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, khả năng lao động và sinh hoạt của người bệnh.
Bệnh cần chữa trị dài ngày được gán mã bệnh theo Phân loại quốc tế bệnh tật (ICD-10) có mã bệnh 3 và 4 ký tự (gồm số và chữ). Các bệnh có mã 4 ký tự thuộc nhóm bệnh có mã bệnh 3 ký tự.
Ví dụ: Gan xơ hóa và xơ gan có mã bệnh là K74, bao gồm:
- Gan xơ hóa, mã bệnh: K74.0
- Gan xơ cứng, mã bệnh: K74.1
Căn cứ Danh mục ban hành kèm theo Thông tư 46/2016/TT-BYT quy định danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày hưởng bảo hiểm xã hội hiện nay như sau:
Xem chi tiết danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày hưởng bảo hiểm xã hội tại Danh mục ban hành kèm theo Thông tư 46/2016/TT-BYT.
Bệnh dài ngày là gì? Nghỉ ốm đau dài ngày người lao động được hưởng những quyền lợi gì? (Hình từ Internet)
Nghỉ ốm đau dài ngày người lao động được hưởng những quyền lợi gì?
Căn cứ Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định thời gian hưởng chế độ ốm đau:
Điều 26. Thời gian hưởng chế độ ốm đau
...
2. Người lao động nghỉ việc do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành thì được hưởng chế độ ốm đau như sau:
a) Tối đa 180 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần;
b) Hết thời hạn hưởng chế độ ốm đau quy định tại điểm a khoản này mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn nhưng thời gian hưởng tối đa bằng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.
3. Thời gian hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 2 của Luật này căn cứ vào thời gian điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.
Căn cứ Điều 28 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định mức hưởng chế độ ốm đau:
Điều 28. Mức hưởng chế độ ốm đau
1. Người lao động hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 26, Điều 27 của Luật này thì mức hưởng tính theo tháng bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
Trường hợp người lao động mới bắt đầu làm việc hoặc người lao động trước đó đã có thời gian đóng bảo hiểm xã hội, sau đó bị gián đoạn thời gian làm việc mà phải nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau ngay trong tháng đầu tiên trở lại làm việc thì mức hưởng bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng đó.
...
Theo quy định trên, người lao động nghỉ ốm đau dài ngày thì được hưởng những quyền lợi sau:
[1] Thời gian nghỉ ốm đau
- Tối đa 180 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần;
- Hết thời gian tối đa 180 ngày mà người lao động vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn nhưng thời gian hưởng tối đa bằng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.
[2] Mức tiền hưởng chế độ ốm đau
- Đối với 180 ngày đầu tiên:
Mức hưởng = 75% x Mức lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc x Số tháng nghỉ ốm đau
- Đối với trường hợp nghỉ hơn 180 ngày:
+ Trường hợp 1: Đóng BHXH từ đủ 30 năm trở lên
Mức hưởng = 65% x Mức lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc x Số tháng nghỉ ốm đau
+ Trường hợp 2: Đóng BHXH từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm
Mức hưởng = 55% x Mức lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc x Số tháng nghỉ ốm đau
+ Trường hợp 3: Đóng BHXH dưới 15 năm
Mức hưởng = 50% x Mức lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc x Số tháng nghỉ ốm đau
Đối tượng nào được áp dụng chế độ ốm đau?
Căn cứ Điều 24 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định đối tượng áp dụng chế độ ốm đau:
Điều 24. Đối tượng áp dụng chế độ ốm đau
Đối tượng áp dụng chế độ ốm đau là người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 của Luật này.
Như vậy, đối tượng áp dụng chế độ ốm đau là người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
- Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
- Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
- Cán bộ, công chức, viên chức;
- Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
- Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mùng 4/11 âm lịch 2024 là ngày bao nhiêu dương lịch? Mùng 4 tháng 11 âm 2024 là thứ mấy?
- Tốc độ tối đa đối với xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ từ 1/1/2025?
- Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của cán bộ công chức viên chức: Chốt nghỉ 09 ngày liên tiếp?
- Ở đại hội đảng viên, đảng viên đề cử đảng viên chính thức bằng hình thức nào?
- Lịch nghỉ Tết nguyên đán 2025 dài hơn 02 ngày so với năm 2024?