Đàm phán giá trong đấu thầu là gì? Được áp dụng khi nào?
Đàm phán giá trong đấu thầu là gì? Được áp dụng khi nào?
Căn cứ Điều 28 Luật Đấu thầu 2023 quy định đàm phán giá:
Điều 28. Đàm phán giá
1. Đàm phán giá được áp dụng đối với các gói thầu sau đây:
a) Mua biệt dược gốc, sinh phẩm tham chiếu;
b) Mua thuốc, thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm chỉ có 01 hoặc 02 hãng sản xuất.
2. Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định việc áp dụng hình thức đàm phán giá, ban hành danh mục thuốc, thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm được áp dụng hình thức đàm phán giá và quy định quy trình, thủ tục lựa chọn nhà thầu đối với các gói thầu áp dụng hình thức đàm phán giá.
Theo quy định trên, đàm phán giá trong đấu thầu là một hình thức lựa chọn nhà thầu, trong đó bên mời thầu tiến hành đàm phán trực tiếp với các nhà thầu đã được lựa chọn để thống nhất giá cả và các điều khoản hợp đồng cho gói thầu.
Đàm phán giá được áp dụng đối với các gói thầu sau:
- Mua biệt dược gốc, sinh phẩm tham chiếu;
- Mua thuốc, thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm chỉ có 01 hoặc 02 hãng sản xuất.
Căn cứ Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BYT được sửa đổi bởi Phụ lục 1 ban hành kèm theo Điều 1 Quyết định 5239/QĐ-BYT năm 2021 và điểm b, điểm c, điểm d khoản 3 Điều 2 Thông tư 15/2022/TT-BYT quy định danh mục thuốc được áp dụng hình thức đàm phán giá sau:
Xem chi tiết danh mục thuốc được áp dụng hình thức đàm phán giá tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BYT.
Đàm phán giá trong đấu thầu là gì? Được áp dụng khi nào? (Hình từ Internet)
Các trường hợp nào hủy thầu đối với lựa chọn nhà đầu tư?
Căn cứ khoản 2 Điều 17 Luật Đấu thầu 2023 quy định hủy thầu:
Điều 17. Hủy thầu
...
2. Các trường hợp hủy thầu đối với lựa chọn nhà đầu tư bao gồm:
a) Tất cả hồ sơ dự thầu không đáp ứng được các yêu cầu của hồ sơ mời thầu;
b) Thay đổi mục tiêu, quy mô, địa điểm, vốn đầu tư, thời hạn thực hiện dự án đầu tư kinh doanh vì lý do bất khả kháng, làm thay đổi tiêu chuẩn đánh giá trong hồ sơ mời thầu đã phát hành;
c) Hồ sơ mời thầu có một hoặc một số nội dung không tuân thủ quy định của Luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan dẫn đến sai lệch kết quả lựa chọn nhà đầu tư hoặc nhà đầu tư được lựa chọn không còn đáp ứng yêu cầu để thực hiện dự án đầu tư kinh doanh;
d) Nhà đầu tư trúng thầu thực hiện hành vi bị cấm quy định tại Điều 16 của Luật này;
đ) Tổ chức, cá nhân khác ngoài nhà đầu tư trúng thầu thực hiện hành vi bị cấm quy định tại Điều 16 của Luật này dẫn đến sai lệch kết quả lựa chọn nhà đầu tư.
...
Theo đó, các trường hợp hủy thầu đối với lựa chọn nhà đầu tư, bao gồm:
- Tất cả hồ sơ dự thầu không đáp ứng được các yêu cầu của hồ sơ mời thầu;
- Thay đổi mục tiêu, quy mô, địa điểm, vốn đầu tư, thời hạn thực hiện dự án đầu tư kinh doanh vì lý do bất khả kháng, làm thay đổi tiêu chuẩn đánh giá trong hồ sơ mời thầu đã phát hành;
- Hồ sơ mời thầu có một hoặc một số nội dung không tuân thủ quy định dẫn đến sai lệch kết quả lựa chọn nhà đầu tư hoặc nhà đầu tư được lựa chọn không còn đáp ứng yêu cầu để thực hiện dự án đầu tư kinh doanh;
- Nhà đầu tư trúng thầu thực hiện hành vi bị cấm trong hoạt động đấu thầu;
- Tổ chức, cá nhân khác ngoài nhà đầu tư trúng thầu thực hiện hành vi bị cấm trong hoạt động đấu thầu dẫn đến sai lệch kết quả lựa chọn nhà đầu tư.
Các hành vi nào là không bảo đảm công bằng, minh bạch trong hoạt động đấu thầu bị nghiêm cấm?
Căn cứ khoản 6 Điều 16 Luật Đấu thầu 2023 quy định các hành vi không bảo đảm công bằng, minh bạch trong hoạt động đấu thầu bao gồm các hành vi sau đây:
- Tham dự thầu với tư cách là nhà thầu, nhà đầu tư đối với gói thầu, dự án đầu tư kinh doanh do mình làm bên mời thầu, chủ đầu tư hoặc thực hiện nhiệm vụ của bên mời thầu, chủ đầu tư không đúng quy định;
- Tham gia lập, đồng thời tham gia thẩm định hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu đối với cùng một gói thầu, dự án đầu tư kinh doanh;
- Tham gia đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất đồng thời tham gia thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư đối với cùng một gói thầu, dự án đầu tư kinh doanh;
- Cá nhân thuộc bên mời thầu, chủ đầu tư trực tiếp tham gia quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư hoặc tham gia tổ chuyên gia, tổ thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư hoặc là người có thẩm quyền, người đứng đầu chủ đầu tư, bên mời thầu đối với các gói thầu, dự án đầu tư kinh doanh do người có quan hệ gia đình đứng tên dự thầu hoặc là người đại diện hợp pháp của nhà thầu, nhà đầu tư tham dự thầu;
- Nhà thầu tham dự thầu gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, phi tư vấn do nhà thầu đó cung cấp dịch vụ tư vấn:
+ Lập, thẩm tra, thẩm định dự toán, thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, thiết kế kỹ thuật tổng thể (thiết kế FEED);
+ Lập, thẩm định hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu;
+ Đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu;
+ Kiểm định hàng hóa;
+ Thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu;
+ Giám sát thực hiện hợp đồng;
- Đứng tên tham dự thầu gói thầu thuộc dự án, dự án đầu tư kinh doanh do chủ đầu tư, bên mời thầu là cơ quan, tổ chức nơi mình đã công tác và giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong thời gian 12 tháng kể từ ngày không còn làm việc tại cơ quan, tổ chức đó;
- Nhà thầu tư vấn giám sát đồng thời thực hiện tư vấn kiểm định đối với gói thầu do nhà thầu đó giám sát;
- Áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư không phải là hình thức đấu thầu rộng rãi khi không đủ điều kiện theo quy định;
- Nêu yêu cầu cụ thể về nhãn hiệu, xuất xứ hàng hóa trong hồ sơ mời thầu đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp hoặc gói thầu hỗn hợp khi áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh, trừ trường hợp sau:
+ Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa tổ chức đấu thầu trong nước mà có ít nhất 03 hãng sản xuất cho 01 mặt hàng xuất xứ trong nước đáp ứng về kỹ thuật, chất lượng, giá thì chủ đầu tư quyết định việc yêu cầu nhà thầu chào hàng hóa xuất xứ trong nước đối với mặt hàng này.
+ Hồ sơ mời thầu được nêu xuất xứ theo nhóm nước, vùng lãnh thổ.
+ Đối với thuốc có ít nhất 03 hãng trong nước sản xuất đáp ứng về tiêu chí kỹ thuật theo quy định của Bộ Y tế và về chất lượng, giá thì chủ đầu tư quyết định việc yêu cầu nhà thầu chào thuốc xuất xứ trong nước đối với mặt hàng này.
+ Đối với thuốc được Bộ Y tế công bố có ít nhất 03 hãng trong nước sản xuất trên dây chuyền sản xuất thuốc đáp ứng nguyên tắc, tiêu chuẩn EU-GMP hoặc tương đương EU-GMP và đáp ứng tiêu chí kỹ thuật theo quy định của Bộ Y tế và về chất lượng, giá, khả năng cung cấp thì trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu phải quy định nhà thầu chỉ chào thầu thuốc xuất xứ trong nước.
- Nêu điều kiện trong hồ sơ mời thầu nhằm hạn chế sự tham gia của nhà thầu, nhà đầu tư hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu, nhà đầu tư gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng, vi phạm theo quy định;
- Chia nhỏ dự án, dự toán mua sắm thành các gói thầu nhằm mục đích chỉ định thầu; chia dự án, dự toán mua sắm nhằm hạn chế sự tham gia của các nhà thầu.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tăng lương hưu 2025 lên bao nhiêu phần trăm?
- Cẩm nang Kỹ năng nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến cung cấp mấy nhóm kỹ năng chính?
- Hướng phấn đấu trở thành Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam mới nhất năm 2024?
- Đáp án Bài tự luận cuộc thi An toàn giao thông nụ cười ngày mai cấp THCS năm 2024?
- Lịch thi IOE cấp trường năm 2024? Học sinh cấp 2 thực hiện quyền và nhiệm vụ gì?