Sốc phản vệ là gì? Triệu chứng và cách xử trí cấp cứu phản vệ như thé nào?

Cho tôi hỏi sốc phản vệ là gì? Triệu chứng và cách xử trí cấp cứu phản vệ như thế nào? Các trường hợp phản vệ phải báo cáo về đâu? Mong được giải đáp!

Sốc phản vệ là gì? Có những triệu chứng nào?

Căn cứ khoản 3 Điều 2 Thông tư 51/2017/TT-BYT quy định như sau:

Giải thích từ ngữ
...
3. Sốc phản vệ là mức độ nặng nhất của phản vệ do đột ngột giãn toàn bộ hệ thống mạch và co thắt phế quản có thể gây tử vong trong vòng một vài phút.

Theo quy định trên, sốc phản vệ là một phản ứng dị ứng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng.

Sốc phản vệ là mức độ nặng nhất của phản vệ do đột ngột giãn toàn bộ hệ thống mạch và co thắt phế quản có thể gây tử vong trong vòng một vài phút.

Các triệu chứng của sốc phản vệ có thể bao gồm:

- Đường thở: tiếng rít thanh quản, phù thanh quản.

- Thở: thở nhanh, khò khè, tím tái, rối loạn nhịp thở.

- Rối loạn ý thức: vật vã, hôn mê, co giật, rối loạn cơ tròn.

- Tuần hoàn: sốc, mạch nhanh nhỏ, tụt huyết áp.

Sốc phản vệ xảy ra khi hệ thống miễn dịch phản ứng quá mức với một chất lạ khi đi vào cơ thể khi đó hệ miễn dịch sẽ sản xuất ra nhiều kháng thể đặc hiệu.

Có nhiều nguyên nhân khác nhau có thể dẫn đến sốc phản vệ, bao gồm:

- Thực phẩm: Một số loại thực phẩm phổ biến gây ra sốc phản vệ bao gồm đậu phộng, hải sản, sữa, trứng và lúa mì.

- Thuốc: Một số loại thuốc phổ biến gây ra sốc phản vệ như kháng sinh, thuốc giảm đau chống viêm, thuốc giãn cơ, thuốc gây tê, gây mê,...

- Nọc côn trùng: Nọc ong, ong bắp cày và kiến ​​lửa là những nguyên nhân phổ biến gây sốc phản vệ do côn trùng.

- Chích ngừa: Một số trường hợp hiếm gặp có thể xảy ra sốc phản vệ sau khi tiêm chủng.

- Dị ứng khác

Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo!

Sốc phản vệ là gì? Triệu chứng và cách xử trí cấp cứu phản vệ?

Sốc phản vệ là gì? Triệu chứng và cách xử trí cấp cứu phản vệ như thé nào? (Hình từ Internet)

Hướng dẫn xử trí cấp cứu phản vệ?

Căn cứ Thông tư 51/2017/TT-BYT về hướng dẫn phòng, chẩn đoán và xử trí phản vệ như sau:

Bước 1: Ngừng ngay tiếp xúc với thuốc hoặc dị nguyên khi xuất hiện ít nhất một trong các triệu chứng sau: (Quy định tại Phụ lục 1 Hướng dẫn chẩn đoán phản vệ ban hành kèm theo Thông tư 51/2017/TT-BYT)

- Mày đay, phù mạch nhanh.

- Khó thở, tức ngực, thở rít.

- Đau bụng hoặc nôn.

- Tụt huyết áp hoặc ngất.

- Rối loạn ý thức.

Bước 2: Gọi hỗ trợ

Bước 3: Xác định mức độ phản vệ (Quy định tại Phụ lục 2 Hướng dẫn chẩn đoán phản vệ ban hành kèm theo Thông tư 51/2017/TT-BYT)

Phản vệ được phân thành 4 mức độ như sau:

- Nhẹ (độ 1): Chỉ có các triệu chứng da, tổ chức dưới da và niêm mạc như mày đay, ngứa, phù mạch.

- Nặng (độ 2): có từ 2 biểu hiện ở nhiều cơ quan:

+ Mày đay, phù mạch xuất hiện nhanh.

+ Khó thở nhanh nông, tức ngực, khàn tiếng, chảy nước mũi.

+ Đau bụng, nôn, ỉa chảy.

+ Huyết áp chưa tụt hoặc tăng, nhịp tim nhanh hoặc loạn nhịp.

- Nguy kịch (độ 3): biểu hiện ở nhiều cơ quan với mức độ nặng hơn như sau:

+ Đường thở: tiếng rít thanh quản, phù thanh quản.

+ Thở: thở nhanh, khò khè, tím tái, rối loạn nhịp thở.

+ Rối loạn ý thức: vật vã, hôn mê, co giật, rối loạn cơ tròn.

+ Tuần hoàn: sốc, mạch nhanh nhỏ, tụt huyết áp.

- Ngừng tuần hoàn (độ 4): Biểu hiện ngừng hô hấp, ngừng tuần hoàn.

Lưu ý: Mức độ phản vệ có thể nặng lên rất nhanh và không theo tuần tự.

Bước 4: Xử trí cấp cứu phản vệ (Quy định tại Phụ lục 3 Hướng dẫn chẩn đoán phản vệ ban hành kèm theo Thông tư 51/2017/TT-BYT)

(1) Đối với mức độ nhẹ (độ 1):

- Sử dụng thuốc methylprednisolon hoặc diphenhydramin uống hoặc tiêm tùy tình trạng người bệnh.

- Tiếp tục theo dõi ít nhất 24 giờ để xử trí kịp thời.

(2) Đối với mức độ nặng và nguy kịch (độ 2, 3)

Phản vệ độ 2 có thể nhanh chóng chuyển sang độ 3, độ 4. Vì vậy, phải khẩn trương, xử trí đồng thời theo diễn biến bệnh:

- Ngừng ngay tiếp xúc với thuốc hoặc dị nguyên (nếu có).

- Tiêm hoặc truyền adrenalin

- Cho người bệnh nằm tại chỗ, đầu thấp, nghiêng trái nếu có nôn.

- Thở ô xy: người lớn 6-10 l/phút, trẻ em 2-4 l/phút qua mặt nạ hở.

- Đánh giá tình trạng hô hấp, tuần hoàn, ý thức và các biểu hiện ở da, niêm mạc của người bệnh.

+ Ép tim ngoài lồng ngực và bóp bóng (nếu ngừng hô hấp, tuần hoàn).

+ Đặt nội khí quản hoặc mở khí quản cấp cứu (nếu khó thở thanh quản).

- Thiết lập đường truyền adrenalin tĩnh mạch với dây truyền thông thường nhưng kim tiêm to (cỡ 14 hoặc 16G) hoặc đặt catheter tĩnh mạch và một đường truyền tĩnh mạch thứ hai để truyền dịch nhanh.

- Hội ý với các đồng nghiệp, tập trung xử lý, báo cáo cấp trên, hội chẩn với bác sĩ chuyên khoa cấp cứu, hồi sức và/hoặc chuyên khoa dị ứng (nếu có).

Bước 5: Xử trí tiếp theo

- Đối mới mức độ nhẹ (độ 1): tiếp tục theo dõi mạch, HA, nhịp thở,...

- Đối với mức độ nặng và nguy kịch (độ 2, 3) thì áp dụng các biện pháp khác tùy điều kiện (không thể thay thế được Adrenalin)

+ Khai thông đường thở, đảm bảo hô hấp: thở oxy, thông khí.

+ Truyền tĩnh mạch natriclorid 0.9%

+ Diphenhydramin: 10 - 50mg

+ Salbutamol xịt

Lưu ý: Chuyển đơn vị cấp cứu hồi sức nếu huyết động và hô hấp không ổn định.

Bước 6: Theo dõi

- Trong giai đoạn cấp: theo dõi mạch, huyết áp, nhịp thở, SpO2 và tri giác 3-5 phút/lần cho đến khi ổn định.

- Trong giai đoạn ổn định: theo dõi mạch, huyết áp, nhịp thở, SpO2 và tri giác mỗi 1-2 giờ trong ít nhất 24 giờ tiếp theo.

- Tất cả các người bệnh phản vệ cần được theo dõi ở cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đến ít nhất 24 giờ sau khi huyết áp đã ổn định và đề phòng phản vệ pha 2.

- Ngừng cấp cứu: nếu sau khi cấp cứu ngừng tuần hoàn tích cực không kết quả.

Các trường hợp phản vệ phải báo cáo về đâu?

Căn cứ khoản 4 Điều 4 Thông tư 51/2017/TT-BYT quy định nguyên tắc dự phòng phản vệ:

Nguyên tắc dự phòng phản vệ
...
4. Tất cả trường hợp phản vệ phải được báo cáo về Trung tâm Quốc gia về Thông tin Thuốc và Theo dõi phản ứng có hại của thuốc hoặc Trung tâm Khu vực Thành phố Hồ Chí Minh về Thông tin Thuốc và Theo dõi phản ứng có hại của thuốc theo mẫu báo cáo phản ứng có hại của thuốc hiện hành theo quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư 22/2011/TT-BYT ngày 10 tháng 6 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế về quy định tổ chức và hoạt động của khoa Dược bệnh viện.
...

Theo quy định trên, các trường hợp phản vệ phải được báo cáo về Trung tâm Quốc gia về Thông tin Thuốc và Theo dõi phản ứng có hại của thuốc hoặc Trung tâm Khu vực Thành phố Hồ Chí Minh về Thông tin Thuốc và Theo dõi phản ứng có hại của thuốc.

Trân trọng!

Khám chữa bệnh
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Khám chữa bệnh
Hỏi đáp Pháp luật
Giấy phép hành nghề khám chữa bệnh được điều chỉnh khi nào? Hồ sơ đề nghị điều chỉnh gồm những giấy tờ gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Tờ hướng dẫn sử dụng thuốc phải có các nội dung nào? Trường hợp nào thuốc phải có tờ hướng dẫn sử dụng gốc bằng tiếng nước ngoài?
Hỏi đáp Pháp luật
08 đối tượng hưởng 100% BHYT chi phí khám chữa bệnh và không giới hạn tỉ lệ thanh toán thuốc năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Nghỉ lễ 30/4 và 1/5 Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện trực đầy đủ 4 cấp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn một số kỹ thuật điều trị bệnh sụp mi năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh sách nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu tại TP Hà Nội mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh sách nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu tại TP Hồ Chí Minh mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh sách cơ sở khám chữa bệnh ban đầu tại TP Hồ Chí Minh cho người nước ngoài năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Người bệnh tái khám theo giấy hẹn thì có cần xin giấy chuyển tuyến không? Mẫu giấy hẹn khám lại mới nhất hiện nay?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu phiếu nhận xét quá trình thực hành khám bệnh, chữa bệnh đối với bác sĩ y khoa theo quy định hiện nay?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Khám chữa bệnh
Phan Vũ Hiền Mai
1,143 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Khám chữa bệnh
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào