Ai quyết định việc phòng công chứng được chuyển đổi thành Văn phòng công chứng?
Ai quyết định việc phòng công chứng được chuyển đổi thành Văn phòng công chứng?
Căn cứ Điều 10 Nghị định 29/2015/NĐ-CP quy định về quyết định chuyển đổi Phòng công chứng như sau:
Quyết định chuyển đổi Phòng công chứng
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra Quyết định chuyển đổi Phòng công chứng thành Văn phòng công chứng theo đề nghị của Sở Tư pháp.
2. Văn phòng công chứng thực hiện thủ tục đăng ký hoạt động theo quy định của Luật Công chứng. Phòng công chứng được chuyển đổi tiếp tục hoạt động cho đến ngày Văn phòng công chứng được cấp giấy đăng ký hoạt động.
3. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động, Văn phòng công chứng phải ký hợp đồng lao động với công chứng viên, viên chức, người lao động của Phòng công chứng được chuyển đổi.
Hợp đồng lao động giữa Văn phòng công chứng với công chứng viên hoặc viên chức của Phòng công chứng được chuyển đổi là hợp đồng không xác định thời hạn, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Hợp đồng lao động giữa Văn phòng công chứng với người lao động của Phòng công chứng được chuyển đổi là loại hợp đồng mà người lao động đã giao kết trước đó với Phòng công chứng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Theo đó, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra Quyết định chuyển đổi Phòng công chứng thành Văn phòng công chứng theo đề nghị của Sở Tư pháp.
Như vậy, Phòng công chứng được chuyển đổi thành Văn phòng công chứng theo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Phòng công chứng được chuyển đổi tiếp tục hoạt động cho đến ngày Văn phòng công chứng được cấp giấy đăng ký hoạt động.
Ai quyết định việc phòng công chứng được chuyển đổi thành Văn phòng công chứng? (Hình từ Internet)
Văn phòng công chứng bị chấm dứt hoạt động khi nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 31 Luật Công chứng 2014 thì văn phòng công chứng chấm dứt hoạt động trong các trường hợp sau đây:
Chấm dứt hoạt động Văn phòng công chứng
1. Văn phòng công chứng chấm dứt hoạt động trong các trường hợp sau đây:
a) Văn phòng công chứng tự chấm dứt hoạt động;
b) Văn phòng công chứng bị thu hồi quyết định cho phép thành lập theo quy định tại Điều 30 của Luật này;
c) Văn phòng công chứng bị hợp nhất, bị sáp nhập.
2. Trong trường hợp chấm dứt hoạt động theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này thì chậm nhất là 30 ngày trước thời điểm dự kiến chấm dứt hoạt động, Văn phòng công chứng phải có báo cáo bằng văn bản gửi Sở Tư pháp nơi đã đăng ký hoạt động. Trước thời điểm chấm dứt hoạt động, Văn phòng công chứng có nghĩa vụ nộp đủ số thuế còn nợ, thanh toán các khoản nợ khác, làm xong thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động đã ký với công chứng viên, nhân viên của tổ chức mình, thực hiện các yêu cầu công chứng đã tiếp nhận. Trường hợp không thể thực hiện xong các yêu cầu công chứng đã tiếp nhận thì phải thỏa thuận với người yêu cầu công chứng về việc thực hiện các yêu cầu đó.
...
Như vậy, văn phòng công chứng bị chấm dứt hoạt động khi:
(1) Văn phòng công chứng tự chấm dứt hoạt động;
(2) Văn phòng công chứng bị thu hồi quyết định cho phép thành lập theo quy định tại Điều 30 Luật Công chứng 2014;
(3) Văn phòng công chứng bị hợp nhất, bị sáp nhập.
Văn phòng công chứng phải có tối thiểu bao nhiêu công chứng viên hợp danh?
Theo quy định tại Điều 22 Luật Công chứng 2014 một số cụm từ bị thay thế bởi điểm b hoản 9 Điều 73 Luật Giá 2023 quy định về văn phòng công chứng như sau:
Văn phòng công chứng
1. Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đối với loại hình công ty hợp danh.
Văn phòng công chứng phải có từ hai công chứng viên hợp danh trở lên. Văn phòng công chứng không có thành viên góp vốn.
2. Người đại diện theo pháp luật của Văn phòng công chứng là Trưởng Văn phòng. Trưởng Văn phòng công chứng phải là công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng và đã hành nghề công chứng từ 02 năm trở lên.
3. Tên gọi của Văn phòng công chứng phải bao gồm cụm từ “Văn phòng công chứng” kèm theo họ tên của Trưởng Văn phòng hoặc họ tên của một công chứng viên hợp danh khác của Văn phòng công chứng do các công chứng viên hợp danh thỏa thuận, không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của tổ chức hành nghề công chứng khác, không được vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
4. Văn phòng công chứng phải có trụ sở đáp ứng các điều kiện do Chính phủ quy định.
Văn phòng công chứng có con dấu và tài khoản riêng, hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính bằng nguồn thu từ phí công chứng, giá dịch vụ theo yêu cầu liên quan đến việc công chứngvà các nguồn thu hợp pháp khác.
5. Văn phòng công chứng sử dụng con dấu không có hình quốc huy. Văn phòng công chứng được khắc và sử dụng con dấu sau khi có quyết định cho phép thành lập. Thủ tục, hồ sơ xin khắc dấu, việc quản lý, sử dụng con dấu của Văn phòng công chứng được thực hiện theo quy định của pháp luật về con dấu.
Theo đó, văn phòng công chứng phải có tối thiểu từ 02 công chứng viên hợp danh trở lên.
Trong đó, người đại diện theo pháp luật của Văn phòng công chứng là Trưởng Văn phòng. Trưởng Văn phòng công chứng phải là công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng và đã hành nghề công chứng từ 02 năm trở lên.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo thành tích cá nhân của Phó hiệu trưởng mới nhất năm 2024?
- Hướng dẫn xóa thí sinh khỏi danh sách Vòng 6 Trạng Nguyên Tiếng Việt tại quantri.trangnguyen.edu.vn?
- Tháng 10 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Tháng 10 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 10 âm lịch năm 2024 có sự kiện gì?
- Cách viết trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024?
- Giám đốc BHXH cấp tỉnh có quyền xử phạt hành vi cho mượn thẻ bảo hiểm y tế không?