Ngày 1 tháng 4 năm 2024 là ngày mấy âm lịch? Cá nhân có quyền khởi kiện nếu nhà báo đăng tải thông tin sai sự thật hay không?

Ngày 1 tháng 4 năm 2024 là ngày mấy âm lịch? Cá nhân có quyền khởi kiện nếu nhà báo đăng tải thông tin sai sự thật hay không?

Cá tháng Tư 2024 vào thứ mấy? Ngày 1 tháng 4 năm 2024 là ngày mấy âm lịch?

Nhiều năm gần đây, ngày Cá tháng Tư (hay còn gọi là ngày 01/04, ngày nói dối, ngày nói đùa,...) đã trở thành một lễ hội không chính thức ở Việt Nam. Vào ngày này, mọi người sẽ được thoải mái nói dối, trêu chọc bạn bè, người thân, đồng nghiệp, người yêu,... mà không sợ bị giận.

Phong trào này xuất phát từ các nước phương Tây và lan rộng đến Việt Nam từ nhiều năm nay.

Ngày Cá tháng Tư bắt nguồn từ các nước châu Âu như Pháp, Tây Ban Nha, Đức,... vào khoảng thế kỷ thứ 5 và nó trở thành truyền thống không thể thiếu cho người dân nước này.

Tại Pháp, Ý, Bỉ và các nước nói tiếng Pháp khác, ngày lễ nói dối có tên gọi là Poisson d'avril trong tiếng Pháp hoặc Pesce d'aprile trong tiếng Ý có nghĩa là những con cá tháng Tư.

Tên gọi này bắt nguồn từ trò đùa mà người trêu phải cố gắng để lén dán một con cá bằng giấy vào lưng của nạn nhân mà không bị phát hiện. Và tên gọi Cá tháng Tư cũng xuất phát từ đó.

Tuy nhiên, ở một số nước sẽ quy định giờ nói dối vào ngày này. Thường thì mọi người chỉ được nói dối đến trưa, nếu sau giờ trưa mà vẫn nói dối thì sẽ được xem là không may mắn. Mọi người có thể nói dối cả ngày ở Mỹ, Pháp, Ireland... nhưng chỉ được nói dối đến nửa ngày Cá tháng tư ở các nước Anh, Canada, New Zealand, Australia.

Theo lịch vạn niên, ngày 1 tháng 4 năm 2024 tức ngày Cá tháng tư sẽ rơi vào thứ Hai nhằm ngày 23/02/2024 âm lịch.

Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo.

Cá tháng Tư 2024 vào thứ mấy? Ngày 1 tháng 4 năm 2024 là ngày mấy âm lịch?

Ngày 1 tháng 4 năm 2024 là ngày mấy âm lịch? Cá nhân có quyền khởi kiện nếu nhà báo đăng tải thông tin sai sự thật hay không? (Hình từ Internet)

Cá nhân có quyền khởi kiện nếu nhà báo đăng tải thông tin sai sự thật hay không?

Căn cứ theo Điều 43 Luật Báo chí 2016 quy định về việc phải hồi thông tin như sau:

Phản hồi thông tin
1. Khi cơ quan, tổ chức, cá nhân có căn cứ cho rằng cơ quan báo chí thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín, danh dự, nhân phẩm của mình hoặc gây hiểu lầm làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự, nhân phẩm của mình thì có quyền nêu ý kiến phản hồi bằng văn bản đến cơ quan báo chí, cơ quan chủ quản báo chí, cơ quan quản lý nhà nước về báo chí hoặc khởi kiện tại Tòa án.
2. Cơ quan báo chí phải đăng, phát ý kiến phản hồi của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Thời Điểm đăng, phát thực hiện theo quy định về đăng, phát cải chính tại Khoản 5 Điều 42 của Luật này.
Trường hợp không nhất trí với ý kiến phản hồi của cơ quan, tổ chức, cá nhân, cơ quan báo chí vẫn phải đăng, phát ý kiến phản hồi đó và có quyền thông tin tiếp để làm rõ quan Điểm của mình.
Sau ba lần đăng, phát ý kiến phản hồi của cơ quan, tổ chức, cá nhân và cơ quan báo chí mà không có sự nhất trí giữa hai bên thì cơ quan báo chí có quyền ngừng đăng, phát; cơ quan quản lý nhà nước có quyền yêu cầu cơ quan báo chí ngừng đăng, phát thông tin của các bên có liên quan.
3. Cơ quan báo chí có quyền không đăng, phát ý kiến phản hồi của cơ quan, tổ chức, cá nhân nếu ý kiến đó vi phạm pháp luật, xúc phạm đến uy tín của cơ quan báo chí, danh dự, nhân phẩm của tác giả tác phẩm báo chí, đồng thời thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do để cơ quan, tổ chức, cá nhân biết.
4. Khi đăng, phát ý kiến phản hồi, cơ quan báo chí phải thể hiện đầy đủ các nội dung sau đây:
a) Tên cơ quan, tổ chức, cá nhân phản hồi thông tin;
b) Tên tác phẩm báo chí, tên chuyên Mục, số báo, ngày, tháng, năm đã đăng, phát bị phản hồi thông tin.

Như vậy, khi cơ quan nhà báo, báo chí đăng tải thông tin sai sự thật thì cá nhân có quyền lựa chọn giữa việc khiếu nại hoặc khởi kiện ra tòa.

Cá nhân có được bồi thường thiệt hại khi bị nhà báo đăng tải thông tin sai sự thật không?

Căn cứ quy định tại Điều 592 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm như sau:

Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm
1. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm:
a) Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút;
c) Thiệt hại khác do luật quy định.
2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định."

Theo đó, nếu việc đăng tải thông tin sai sự thật gây thiệt hại đến cá nhân, cá nhân có thể yêu cầu bên cơ quan báo chí bồi thường thiệt hại cho mình.

Lưu ý: Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Thị Hiền
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào