Trợ giúp pháp lý là gì? Năm 2024, Trợ giúp viên pháp lý được hưởng các chế độ ưu đãi nào?
Trợ giúp pháp lý là gì?
Căn cứ Điều 2 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 có nêu định nghĩa cụ thể như sau:
Trợ giúp pháp lý
Trợ giúp pháp lý là việc cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người được trợ giúp pháp lý trong vụ việc trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật này, góp phần bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong tiếp cận công lý và bình đẳng trước pháp luật.
Như vậy, trợ giúp pháp lý là việc cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người được trợ giúp pháp lý trong vụ việc trợ giúp pháp lý, góp phần bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong tiếp cận công lý và bình đẳng trước pháp luật.
Trợ giúp pháp lý là gì? Năm 2024, Trợ giúp viên pháp lý được hưởng các chế độ ưu đãi nào? (Hình từ Internet)
Năm 2024, Trợ giúp viên pháp lý được hưởng các chế độ ưu đãi nào?
Căn cứ theo Điều 11 Nghị định 144/2017/NĐ-CP, trợ giúp viên pháp lý sẽ được hưởng những chế độ, chính sách sau đây:
Chế độ, chính sách đối với Trợ giúp viên pháp lý
1. Trợ giúp viên pháp lý có các chức danh nghề nghiệp viên chức theo quy định của pháp luật.
2. Trợ giúp viên pháp lý được hưởng phụ cấp trách nhiệm theo nghề bằng 25% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp vượt khung (nếu có).
3. Trợ giúp viên pháp lý được cấp trang phục riêng theo tiêu chuẩn, niên hạn sau đây:
a) Quần áo vest: cấp 02 năm/01 lần, lần đầu được cấp 02 bộ, các lần sau mỗi lần 01 bộ;
b) Áo sơ mi dài tay: cấp hàng năm, lần đầu được cấp 02 cái, các lần sau mỗi lần 01 cái;
c) Quần áo xuân hè: cấp hàng năm, lần đầu được cấp 02 bộ, các lần sau mỗi lần 01 bộ;
d) Giầy da: 01 đôi/01 năm;
đ) Dép quai hậu: 01 đôi/01 năm;
e) Thắt lưng: 01 cái/02 năm;
g) Cà vạt: 01 cái/02 năm;
h) Bít tất: 02 đôi/01 lần/01 năm;
i) Cặp đựng tài liệu: 01 cái/02 năm;
k) Biển hiệu: 01 cái (cấp 01 lần).
Mẫu trang phục, việc quản lý, cấp phát và sử dụng trang phục thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp.
Như vậy, năm 2024, Trợ giúp viên pháp lý được hưởng các chế độ ưu đãi sau đây:
(1) Trợ giúp viên pháp lý có các chức danh nghề nghiệp viên chức theo quy định của pháp luật.
(2) Trợ giúp viên pháp lý được hưởng phụ cấp trách nhiệm theo nghề bằng 25% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp vượt khung (nếu có).
(3) Trợ giúp viên pháp lý được cấp trang phục riêng theo tiêu chuẩn, niên hạn sau đây:
- Quần áo vest: cấp 02 năm/01 lần, lần đầu được cấp 02 bộ, các lần sau mỗi lần 01 bộ;
- Áo sơ mi dài tay: cấp hàng năm, lần đầu được cấp 02 cái, các lần sau mỗi lần 01 cái;
- Quần áo xuân hè: cấp hàng năm, lần đầu được cấp 02 bộ, các lần sau mỗi lần 01 bộ;
- Giầy da: 01 đôi/01 năm;
- Dép quai hậu: 01 đôi/01 năm;
- Thắt lưng: 01 cái/02 năm;
- Cà vạt: 01 cái/02 năm;
- Bít tất: 02 đôi/01 lần/01 năm;
- Cặp đựng tài liệu: 01 cái/02 năm;
- Biển hiệu: 01 cái (cấp 01 lần).
Năm 2024, có bị xử phạt khi không lập hồ sơ vụ việc trợ giúp pháp lý không?
Tại khoản 1 Điều 38 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 có quy định về hồ sơ vụ việc trợ giúp pháp lý như sau:
Hồ sơ vụ việc trợ giúp pháp lý
1. Khi thực hiện trợ giúp pháp lý, tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, người thực hiện trợ giúp pháp lý có trách nhiệm lập hồ sơ vụ việc trợ giúp pháp lý.
...
Bên cạnh đó, tại khoản 1 Điều 52 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về hành vi vi phạm quy định về người thực hiện trợ giúp pháp lý cụ thể:
Hành vi vi phạm quy định về người thực hiện trợ giúp pháp lý
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Cho người khác sử dụng thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý;
b) Sử dụng thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý của người khác;
c) Không nộp lại thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý trong trường hợp bị thu hồi thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý;
d) Không từ chối hoặc tiếp tục thực hiện trợ giúp pháp lý trong trường hợp phải từ chối theo quy định;
đ) Không lập hồ sơ, bàn giao hồ sơ vụ việc trợ giúp pháp lý theo quy định.
...
Như vậy, người thực hiện trợ giúp pháp lý không lập hồ sơ, bàn giao hồ sơ vụ việc trợ giúp pháp lý theo quy định có thể bao gồm cảnh cáo hoặc mức phạt tiền có khoảng từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng.
Lưu ý: Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm như trên là mức phạt tiền đối với cá nhân. Trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm hành chính như của cá nhân thì mức phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng (tại khoản 4 Điều 4 Nghị định 82/2020/NĐ-CP)
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người có giấy phép lái xe hạng A2 được điều khiển loại xe nào từ 01/01/2025?
- Địa chỉ Học viện Tòa án ở đâu? Học viện Tòa án có mã trường là gì?
- Lịch âm 2025, Lịch vạn niên 2025, Lịch 2025: Chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2025?
- Khi nào chứng thư thẩm định giá hết hạn? Chứng thư thẩm định giá không bắt buộc cập nhật vào CSDL quốc gia trong trường hợp nào?
- Thời hạn bình ổn giá hàng hóa dịch vụ bao lâu? Gia hạn thời gian bình ổn giá hàng hóa dịch vụ được không?