Cầm cố tài sản có hiệu lực khi nào? Bên nhận cầm cố có được hưởng hoa lợi từ tài sản cầm cố không?

Cầm cố tài sản có hiệu lực khi nào? Bên nhận cầm cố có được hưởng hoa lợi từ tài sản cầm cố không?

Cầm cố tài sản có hiệu lực khi nào?

Căn cứ Điều 310 Bộ luật Dân sự 2015 quy định hiệu lực cầm cố tài sản như sau:

Hiệu lực của cầm cố tài sản
1. Hợp đồng cầm cố tài sản có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
2. Cầm cố tài sản có hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm bên nhận cầm cố nắm giữ tài sản cầm cố.
Trường hợp bất động sản là đối tượng của cầm cố theo quy định của luật thì việc cầm cố bất động sản có hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký.

Như vậy, cầm cố tài sản có hiệu lực khi:

- Hợp đồng cầm cố tài sản có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

- Cầm cố tài sản có hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm bên nhận cầm cố nắm giữ tài sản cầm cố.

Trường hợp bất động sản là đối tượng của cầm cố theo quy định của luật thì việc cầm cố bất động sản có hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký.

Cầm cố tài sản có hiệu lực khi nào? Bên nhận cầm cố có được hưởng hoa lợi từ tài sản cầm cố không?

Cầm cố tài sản có hiệu lực khi nào? Bên nhận cầm cố có được hưởng hoa lợi từ tài sản cầm cố không? (Hình từ Internet)

Bên nhận cầm cố có được hưởng hoa lợi từ tài sản cầm cố không?

Căn cứ Điều 313 Bộ luật Dân sự 2015 quy định nghĩa vụ của bên nhận cầm cố như sau:

Nghĩa vụ của bên nhận cầm cố
1. Bảo quản, giữ gìn tài sản cầm cố; nếu làm mất, thất lạc hoặc hư hỏng tài sản cầm cố thì phải bồi thường thiệt hại cho bên cầm cố.
2. Không được bán, trao đổi, tặng cho, sử dụng tài sản cầm cố để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác.
3. Không được cho thuê, cho mượn, khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
4. Trả lại tài sản cầm cố và giấy tờ liên quan, nếu có khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.

Theo đó, bên nhận cầm cố có nghĩa vụ khi cầm cố tài sản như sau:

- Bảo quản, giữ gìn tài sản cầm cố; nếu làm mất, thất lạc hoặc hư hỏng tài sản cầm cố thì phải bồi thường thiệt hại cho bên cầm cố.

- Không được bán, trao đổi, tặng cho, sử dụng tài sản cầm cố để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác.

- Không được cho thuê, cho mượn, khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

- Trả lại tài sản cầm cố và giấy tờ liên quan, nếu có khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.

Như vậy, bên nhận cầm cố không được hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Tài sản cầm cố là vật có nguy cơ bị mất giá trị thì bên nhận cầm cố có trách nhiệm gì?

Theo Điều 31 Nghị định 21/2021/NĐ-CP có quy định về giao tài sản cầm cố như sau:

Giao tài sản cầm cố
1. Thỏa thuận về giao tài sản cầm cố quy định tại khoản 1 Điều 311 của Bộ luật Dân sự có thể là việc bên cầm cố giao tài sản cầm cố cho bên nhận cầm cố giữ hoặc giao cho người thứ ba giữ. Bên nhận cầm cố có thể giữ tài sản cầm cố tại nơi có tài sản hoặc tại địa điểm do mình lựa chọn.
2. Trường hợp tài sản cầm cố là vật có nguy cơ bị mất giá trị hoặc giảm sút giá trị thì bên nhận cầm cố đang giữ tài sản đó phải thông báo cho bên cầm cố và yêu cầu bên cầm cố cho biết cách giải quyết trong thời hạn hợp lý; nếu hết thời hạn đó mà bên cầm cố không trả lời thì bên nhận cầm cố thực hiện biện pháp cần thiết để ngăn chặn.
3. Trường hợp tài sản cầm cố là vật do người thứ ba giữ mà có nguy cơ bị mất, hư hỏng, mất giá trị hoặc giảm sút giá trị thì quyền và nghĩa vụ giữa người thứ ba và bên nhận cầm cố được thực hiện theo hợp đồng gửi giữ tài sản.
4. Quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này không áp dụng trong trường hợp vật cầm cố bị hao mòn tự nhiên.

Như vậy, trường hợp tài sản cầm cố là vật có nguy cơ bị mất giá trị hoặc giảm sút giá trị thì bên nhận cầm cố đang giữ tài sản đó phải thông báo cho bên cầm cố và yêu cầu bên cầm cố cho biết cách giải quyết trong thời hạn hợp lý;

Trường hợp nếu hết thời hạn đó mà bên cầm cố không trả lời thì bên nhận cầm cố thực hiện biện pháp cần thiết để ngăn chặn.

Trân trọng!

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Cầm cố tài sản
Nguyễn Thị Hiền
1,614 lượt xem
Cầm cố tài sản
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Cầm cố tài sản
Hỏi đáp Pháp luật
Cầm cố tài sản có hiệu lực khi nào? Bên nhận cầm cố có được hưởng hoa lợi từ tài sản cầm cố không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu hợp đồng cầm cố tài sản mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Chủ tiệm cầm đồ có được nhận cầm cố xe không có cà vẹt hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Nhận cầm cố tài sản không chính chủ bị phạt bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp pháp luật
Theo quy định, tiệm cầm đồ có được sử dụng xe máy khi đang cầm cố không?
Hỏi đáp pháp luật
Chủ tiệm cầm đồ có được bán tài sản cầm cố của khách khi chưa hết hạn không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Cầm cố tài sản có thể đặt câu hỏi tại đây.

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào