Cách tính ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư theo Nghị định 23/2024/NĐ-CP?
Cách tính ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư theo Nghị định 23/2024/NĐ-CP?
Tại khoản 3 Điều 5 Nghị định 23/2024/NĐ-CP có quy định điểm tổng hợp của đối tượng được hưởng ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư được tính theo công thức sau:
Trong đó:
T’TH: là điểm tổng hợp của nhà đầu tư được hưởng ưu đãi đã bao gồm mức ưu đãi để so sánh, xếp hạng.
TTH: là điểm tổng hợp của nhà đầu tư được hưởng ưu đãi khi chưa bao gồm mức ưu đãi.
MƯĐ: là mức ưu đãi nhà đầu tư được hưởng. Cụ thể:
- Mức hưởng ưu đãi 5% khi đánh giá hồ sơ dự thầu: áp dụng đối với nhà đầu tư có giải pháp ứng dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, công nghệ thân thiện với môi trường, kỹ thuật hiện có tốt nhất nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường đối với dự án thuộc nhóm có nguy cơ tác động xấu đến môi trường mức độ cao theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
- Mức hưởng ưu đãi 2% khi đánh giá hồ sơ dự thầu: áp dụng đối với nhà đầu tư cam kết chuyển giao công nghệ thuộc Danh mục công nghệ được ưu tiên đầu tư phát triển theo quy định của pháp luật về công nghệ cao hoặc thuộc Danh mục công nghệ khuyến khích chuyển giao theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ.
Cách tính ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư theo Nghị định 23/2024/NĐ-CP? (Hình từ Internet)
Chi phí thẩm định từng nội dung của hồ sơ mời thầu, kết quả lựa chọn nhà đầu tư 2024 là bao nhiêu?
Tại Điều 6 Nghị định 23/2024/NĐ-CP có quy định quản lý chi phí, nguồn thu trong lựa chọn nhà đầu tư như sau:
Quản lý chi phí, nguồn thu trong lựa chọn nhà đầu tư
1. Định mức chi phí lựa chọn nhà đầu tư áp dụng đối với trường hợp cơ quan có thẩm quyền, bên mời quan tâm, bên mời thầu, tổ thẩm định trực tiếp thực hiện:
a) Chi phí lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời thầu được tính bằng 0,05% tổng vốn đầu tư nhưng không quá 200.000.000 (hai trăm triệu) đồng;
b) Chi phí thẩm định đối với từng nội dung của hồ sơ mời thầu, kết quả lựa chọn nhà đầu tư được tính bằng 0,02% tổng vốn đầu tư nhưng không quá 100.000.000 (một trăm triệu) đồng;
c) Chi phí đánh giá hồ sơ đăng ký thực hiện dự án, hồ sơ dự thầu được tính bằng 0,03% tổng vốn đầu tư nhưng không quá 200.000.000 (hai trăm triệu) đồng;
d) Trường hợp tổ chức lại việc lựa chọn nhà đầu tư, chi phí lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời thầu; thẩm định hồ sơ mời thầu được tính tối đa bằng 50% mức chi đã thực hiện đối với các nội dung chi phí quy định tại điểm a và điểm b khoản này.
2. Trường hợp thuê tư vấn để thực hiện các công việc quy định tại khoản 1 Điều này thì chi phí lựa chọn nhà đầu tư được áp dụng như sau:
a) Chi phí được xác định căn cứ nội dung, phạm vi công việc, thời gian thực hiện, năng lực, kinh nghiệm của chuyên gia tư vấn, định mức lương theo quy định của pháp luật và các yếu tố khác;
b) Trường hợp không có quy định về định mức lương chuyên gia thì căn cứ thống kê kinh nghiệm đối với các chi phí đã chi trả cho chuyên gia tại các dự án tương tự đã thực hiện trong khoảng thời gian xác định hoặc trong tổng vốn đầu tư.
....
Như vậy, chi phí thẩm định từng nội dung của hồ sơ mời thầu, kết quả lựa chọn nhà đầu tư 2024 là bằng 0,02% tổng vốn đầu tư nhưng không quá 100 triệu đồng.
Lưu ý: Định mức chi phí lựa chọn nhà đầu tư trên áp dụng khi cơ quan có thẩm quyền, bên mời quan tâm, bên mời thầu, tổ thẩm định trực tiếp thực hiện.
Còn đối với trường hợp thuê tư vấn để thực hiện công việc trên thì chi phí được xác định như sau:
- Căn cứ nội dung, phạm vi công việc, thời gian thực hiện, năng lực, kinh nghiệm của chuyên gia tư vấn, định mức lương theo quy định của pháp luật và các yếu tố khác;
- Nếu không có quy định về định mức lương chuyên gia thì căn cứ thống kê kinh nghiệm đối với các chi phí đã chi trả cho chuyên gia tại các dự án tương tự đã thực hiện trong khoảng thời gian xác định hoặc trong tổng vốn đầu tư.
Các bước lựa chọn nhà đầu tư đối với dự án áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi theo phương thức hai giai đoạn một túi hồ sơ?
Tại khoản 2 Điều 8 Nghị định 23/2024/NĐ-CP có quy định các bước lựa chọn nhà đầu tư đối với dự án áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi theo phương thức hai giai đoạn một túi hồ sơ được thực hiện như sau:
Bước 1: Công bố dự án đầu tư kinh doanh;
Bước 2: Chuẩn bị đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư giai đoạn một;
Bước 3: Tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư giai đoạn một;
Bước 4: Chuẩn bị, tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư giai đoạn hai;
Bước 5: Đánh giá hồ sơ dự thầu giai đoạn hai;
Bước 6: Trình, thẩm định, phê duyệt, công khai kết quả lựa chọn nhà đầu tư;
Bước 7: Đàm phán, hoàn thiện và ký kết hợp đồng.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự kiến khi nào dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam hoàn thành?
- Dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng là gì? Gồm những dự án nào?
- Yêu cầu đối với các hoạt động khai thác cát sỏi trong hồ theo Nghị định 53?
- Doanh nghiệp bảo hiểm thay đổi Chủ tịch HĐQT khi chưa được Bộ Tài chính chấp thuận phạt đến 180 triệu?
- 02 hình thức công khai mức thu tiền học thêm trước khi tuyển sinh dạy thêm ngoài nhà trường từ 14/02/2025?