Bác sĩ chuyên khoa 1 và chuyên khoa 2 khác nhau như thế nào?

Bác sĩ chuyên khoa 1 và chuyên khoa 2 khác nhau như thế nào?

Bác sĩ chuyên khoa 1 và chuyên khoa 2 khác nhau như thế nào?

Thông qua nội dung dưới đây, bác sĩ chuyên khoa 1 và chuyên khoa 2 khác nhau như sau:

Nội dung

Bác sĩ chuyên khoa 1

Bác sĩ chuyên khoa 2

Trình độ chuyên môn

Bác sĩ chuyên khoa 1 (BSCKI): Tương đương trình độ Thạc sĩ Y khoa.

Bác sĩ chuyên khoa 2 (BSCKII): Tương đương trình độ Tiến sĩ Y khoa.

Thời gian đào tạo

Sau khi tốt nghiệp đại học Y Dược và có chứng chỉ hành nghề, bác sĩ cần học thêm 2 năm để lấy bằng chuyên khoa 1.

Sau khi có bằng BSCKI hoặc Thạc sĩ Y khoa, bác sĩ cần học thêm 2 năm nữa để lấy bằng chuyên khoa 2.

Công việc

- Chẩn đoán, khám chữa bệnh về một chuyên ngành, bệnh lý cụ thể như: tim mạch, thần kinh, khoa nhi, da liễu.

- Chẩn đoán, khám chữa bệnh về một chuyên ngành, bệnh lý cụ thể như: tim mạch, thần kinh, khoa nhi, da liễu.

Nơi làm việc

Thường làm việc tại các phòng khám, bệnh viện công lập hoặc bệnh viện tư nhân.

Thường làm việc tại các cơ sở y tế (phòng khám, bệnh viện công lập, bệnh viện tư nhân) và cơ sở thực hành lâm sàn.

*Lưu ý: Nội dung "Bác sĩ chuyên khoa 1 và chuyên khoa 2 khác nhau như thế nào?" chỉ mang tính chất tham khảo.

Bác sĩ chuyên khoa 1 và chuyên khoa 2 khác nhau như thế nào?

Bác sĩ chuyên khoa 1 và chuyên khoa 2 khác nhau như thế nào? (Hình từ Internet)

Ai là người có thẩm quyền cấp bằng tốt nghiệp chuyên khoa 1 và chuyên khoa 2 cho bác sĩ?

Căn cứ theo Điều 6 Quy chế cấp bằng tốt nghiệp chuyên khoa cấp 1, bằng tốt nghiệp chuyên khoa cấp 2, bằng tốt nghiệp bác sỹ nội trú bệnh viện trong lĩnh vực y tế ban hành kèm theo Quyết định 4306/2003/QĐ-BYT quy định về thẩm quyền cấp bằng như sau:

Thẩm quyền cấp bằng
Bằng tốt nghiệp chuyên khoa cấp I, bằng tốt nghiệp chuyên khoa cấp II, bằng tốt nghiệp bác sỹ nội trú bệnh viện do Hiệu trưởng các trường đại học Y - Dược được phép đào tạo cấp cho người đã hoàn thành chương trình đào tạo chuyên khoa đạt yêu cầu và có Quyết định công nhận tốt nghiệp

Như vậy, người có thẩm quyền cấp bằng tốt nghiệp chuyên khoa 1 và chuyên khoa 2 cho bác sĩ là Hiệu trưởng các trường đại học Y - Dược nếu đã hoàn thành chương trình đào tạo chuyên khoa đạt yêu cầu và có Quyết định công nhận tốt nghiệp.

Quy định quản lý bằng tốt nghiệp chuyên khoa 1 và chuyên khoa 2 như thế nào?

Theo quy định tại Quy chế cấp bằng tốt nghiệp chuyên khoa cấp 1, bằng tốt nghiệp chuyên khoa cấp 2, bằng tốt nghiệp bác sỹ nội trú bệnh viện trong lĩnh vực y tế ban hành kèm theo Quyết định 4306/2003/QĐ-BYT, quy định quản lý bằng tốt nghiệp chuyên khoa 1 và chuyên khoa 2 như sau:

[1] Vào tháng 01 hàng năm, các Trường Đại học Y - Dược được phép đào tạo chuyên khoa 1, chuyên khoa 2, bác sỹ nội trú bệnh viện phải đăng ký với Bộ Y tế số lượng bằng mà trường cần để cấp cho các học viên tốt nghiệp trong năm và báo cáo với Bộ Y tế tình hình cấp bằng của năm trước đó, kể cả số lượng đã cấp, mã số từng bằng hỏng, số bằng còn lại. Danh sách học viên được cấp bằng và mã số bằng được lưu trữ tại Bộ Y tế (Vụ Khoa học và Đào tạo).

[2] Bằng tốt nghiệp chuyên khoa 1, bằng tốt nghiệp chuyên khoa 2, bằng tốt nghiệp bác sỹ nội trú bệnh viện chỉ được cấp sau khi có Quyết định công nhận tốt nghiệp và viết hoàn chỉnh đầy đủ các nội dung ghi trong bằng có chữ ký của Hiệu trưởng và đóng dấu nổi.

[3] Các bằng tốt nghiệp chuyên khoa 1, bằng tốt nghiệp chuyên khoa 2, bằng tốt nghiệp bác sỹ nội trú bệnh viện chỉ cấp một lần, kèm theo bảng điểm kết quả học tập của người được cấp bằng. Khi bị mất bằng hoặc bằng bị nhàu nát bị hỏng không thể sử dụng được, nếu có lý do chính đáng thì Hiệu trưởng của trường cấp bằng xem xét và có thể cấp giấy chứng nhận thay thế, việc cấp giấy chứng nhận cũng chỉ thực hiện một lần.

[4] Trường Đại học Y Dược được phép cấp các loại bằng tốt nghiệp chuyên khoa cấp I, bằng tốt nghiệp chuyên khoa cấp II, bằng tốt nghiệp bác sỹ nội trú bệnh viện phải có sổ theo dõi cấp phát bằng và quản lý thống nhất việc cấp bằng của trường mình. Hồ sơ cấp bằng chuyên khoa sau đại học được lưu trữ đầy đủ, vĩnh viễn tại trường đã cấp bằng.

[5] Bằng bị lỗi trong khi in ấn hoặc viết bằng thì phải lập biên bản có công văn xác nhận của cơ sở đào tạo và giao trả lại đầy đủ cho cơ quan phát hành.

[6] Nghiêm cấm các hành vi tẩy xóa, sửa chữa, giả mạo, mua bán bằng.

Trân trọng!

Bác sĩ chuyên khoa
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Bác sĩ chuyên khoa
Hỏi đáp Pháp luật
Bác sĩ chuyên khoa 1 và chuyên khoa 2 khác nhau như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Bác sĩ chuyên khoa 2 là gì? Bác sĩ chuyên khoa 2 được hưởng những quyền lợi gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Điều kiện bổ sung phạm vi hành nghề đối với bác sĩ chuyên khoa là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Bác sĩ chuyên khoa
Dương Thanh Trúc
64,919 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Bác sĩ chuyên khoa

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bác sĩ chuyên khoa

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào