Khi nào thì thực hiện xét chuyển chức danh nghề nghiệp của viên chức?
Khi nào thì thực hiện xét chuyển chức danh nghề nghiệp của viên chức?
Căn cứ quy định Điều 30 Nghị định 115/2020/NĐ-CP quy định về xét chuyển chức danh nghề nghiệp như sau:
Xét chuyển chức danh nghề nghiệp
1. Việc xét chuyển chức danh nghề nghiệp được thực hiện khi viên chức thay đổi vị trí việc làm mà chức danh nghề nghiệp đang giữ không phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm mới.
2. Viên chức được xét chuyển chức danh nghề nghiệp phải đáp ứng đủ tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp được chuyển.
3. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định việc xét chuyển chức danh nghề nghiệp theo thẩm quyền phân cấp.
4. Khi xét chuyển chức danh nghề nghiệp không kết hợp nâng bậc lương.
Như vậy, việc xét chuyển chức danh nghề nghiệp được thực hiện khi viên chức thay đổi vị trí việc làm mà chức danh nghề nghiệp đang giữ không phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm mới.
Do đó, chức danh nghề nghiệp của viên chức được xét chuyển khi viên chức có sự thay đổi về vị trí việc làm mà chức danh nghề nghiệp hiện tại không phù hợp.
Khi đó thì thực hiện xét chuyển chức danh nghề nghiệp của viên chức để đảm bảo phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm mới.
Khi nào thì thực hiện xét chuyển chức danh nghề nghiệp của viên chức? (Hình từ Internet)
Chức danh nghề nghiệp viên chức được xếp hạng như thế nào?
Căn cứ quy định khoản 2 Điều 28 Nghị định 115/2020/NĐ-CP quy định về chức danh nghề nghiệp viên chức như sau:
Chức danh nghề nghiệp viên chức
....
2. Căn cứ vào mức độ phức tạp công việc của chức danh nghề nghiệp, các chức danh nghề nghiệp viên chức trong cùng một lĩnh vực sự nghiệp được xếp hạng từ cao xuống thấp như sau:
a) Chức danh nghề nghiệp hạng I;
b) Chức danh nghề nghiệp hạng II;
c) Chức danh nghề nghiệp hạng III;
d) Chức danh nghề nghiệp hạng IV;
đ) Chức danh nghề nghiệp hạng V.
Như vậy, theo quy định thì căn cứ vào mức độ phức tạp công việc của chức danh nghề nghiệp viên chức, các chức danh nghề nghiệp viên chức trong cùng một lĩnh vực sự nghiệp được xếp hạng từ cao xuống thấp như sau:
- Chức danh nghề nghiệp hạng 1
- Chức danh nghề nghiệp hạng 2
- Chức danh nghề nghiệp hạng 3
- Chức danh nghề nghiệp hạng 4
- Chức danh nghề nghiệp hạng 5.
Việc thay đổi chức danh nghề nghiệp viên chức được thực hiện trong các trường hợp nào?
Căn cứ quy định Điều 29 Nghị định 115/2020/NĐ-CP một số nội dung bị bãi bỏ bởi điểm c khoản 38 Điều 1 Nghị định 85/2023/NĐ-CP quy định về thay đổi chức danh nghề nghiệp như sau:
Thay đổi chức danh nghề nghiệp
Việc thay đổi chức danh nghề nghiệp đối với viên chức được thực hiện trong các trường hợp sau:
1. Xét chuyển từ chức danh nghề nghiệp này sang chức danh nghề nghiệp khác tương ứng cùng mức độ phức tạp công việc theo yêu cầu của vị trí việc làm;
2. Xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ hạng thấp lên hạng cao hơn liền kề trong cùng lĩnh vực nghề nghiệp;
3. Xét thăng hạng đặc cách vào hạng chức danh nghề nghiệp cao hơn tương ứng với chức danh được công nhận, bổ nhiệm theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
Như vậy, việc thay đổi chức danh nghề nghiệp đối với viên chức được thực hiện trong các trường hợp sau:
- Xét chuyển từ chức danh nghề nghiệp này sang chức danh nghề nghiệp khác tương ứng cùng mức độ phức tạp công việc theo yêu cầu của vị trí việc làm;
- Xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ hạng thấp lên hạng cao hơn liền kề trong cùng lĩnh vực nghề nghiệp;
- Xét thăng hạng đặc cách vào hạng chức danh nghề nghiệp cao hơn tương ứng với chức danh được công nhận, bổ nhiệm theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
Hồ sơ đăng ký xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức gồm những gì?
Căn cứ quy định Điều 36 Nghị định 115/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 18 và bãi bỏ bởi điểm c khoản 38 Điều 1 Nghị định 85/2023/NĐ-CP quy định về hồ sơ đăng ký xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức như sau:
- Sơ yếu lý lịch viên chức theo quy định hiện hành được lập chậm nhất là 30 ngày trước thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp, có xác nhận của cơ quan, đơn vị sử dụng viên chức;
- Bản nhận xét, đánh giá của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng viên chức hoặc của người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập về các tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp của viên chức theo quy định;
- Bản sao các văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu của chức danh nghề nghiệp xét thăng hạng.
Trường hợp yêu cầu về ngoại ngữ ở hạng chức danh nghề nghiệp xét thăng hạng không có sự thay đổi so với yêu cầu ở hạng chức danh nghề nghiệp đang giữ thì không phải nộp chứng chỉ ngoại ngữ.
Trường hợp có một trong các văn bằng, chứng chỉ quy định về miễn phần thi ngoại ngữ thì được sử dụng thay thế chứng chỉ ngoại ngữ.
- Các yêu cầu khác theo quy định của tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp xét thăng hạng.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể lãnh đạo trường học mới nhất năm 2024?
- Đáp án đề minh họa đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 - Môn Toán?
- Tiêu chuẩn danh hiệu lao động tiên tiến mới nhất năm 2024?
- Nội dung quản lý thuế có bao gồm xóa nợ tiền thuế? Việc xóa nợ tiền thuế có phải là nhiệm vụ của cơ quan thuế?
- Nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở thuộc trách nhiệm quản lý của Ngân hàng Nhà nước là gì?