Đề xuất tiêu chuẩn xét thăng hạng viên chức trợ giúp viên pháp lý theo Dự thảo mới nhất?
Đề xuất tiêu chuẩn xét thăng hạng viên chức trợ giúp viên pháp lý theo Dự thảo mới nhất?
Bộ Tư pháp đang dự thảo Thông tư quy định tiêu chuẩn, điều kiện, nội dung, hình thức và việc xác định người trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức trợ giúp viên pháp lý, trong đó có nội dung đề xuất tiêu chuẩn xét thăng hạng viên chức trợ giúp viên pháp lý.
Theo Dự thảo, viên chức trợ giúp viên pháp lý được đăng ký dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp khi có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau đây:
(1) Được cấp có thẩm quyền cử dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức trợ giúp viên pháp lý theo quy định của pháp luật.
(2) Đang giữ chức danh nghề nghiệp viên chức trợ giúp viên pháp lý hạng thấp hơn hạng liền kề với hạng đăng ký dự xét thăng hạng.
(3) Được đánh giá xếp loại chất lượng viên chức ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong năm công tác liền kề với năm nộp hồ sơ dự xét thăng hạng; có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp tốt; không trong thời hạn xử lý kỷ luật, không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật theo quy định của Đảng và của pháp luật.
(4) Đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp viên chức trợ giúp viên pháp lý theo quy định tại Thông tư 05/2022/TT-BTP.
(5) Đáp ứng tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ để đảm nhận chức danh nghề nghiệp viên chức trợ giúp viên pháp lý ở hạng cao hơn liền kề hạng chức danh nghề nghiệp viên chức trợ giúp viên pháp lý hiện giữ theo quy định tại Thông tư 05/2022/TT-BTP.
Lưu ý: Dự thảo vẫn đang trong quá trình lấy ý kiến, chưa có văn bản chính thức.
Đề xuất tiêu chuẩn xét thăng hạng viên chức trợ giúp viên pháp lý theo Dự thảo mới nhất? (Hình từ Internet)
Viên chức trợ giúp viên pháp lý hạng 1 phải thực hiện mấy vụ việc tham gia tố tụng thành công để đáp ứng tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ?
Căn cứ theo điểm đ khoản 2 Điều 5 Thông tư 05/2022/TT-BTP đã quy định như sau:
Trợ giúp viên pháp lý hạng I - Mã số: V02.01.00
...
2. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
a) Nắm vững và có năng lực vận dụng các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong công tác trợ giúp pháp lý;
b) Có kiến thức, hiểu biết về hệ thống pháp luật và chuyên sâu về nhiều lĩnh vực pháp luật được phân công;
c) Thực hiện thành thạo các nghiệp vụ trợ giúp pháp lý; chủ trì triển khai có hiệu quả các hoạt động trợ giúp pháp lý;
d) Được Cục Trợ giúp pháp lý xác nhận đã thực hiện ít nhất 02 vụ việc tham gia tố tụng thành công tại Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sự Trung ương trở lên;
đ) Có năng lực hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng trợ giúp pháp lý cho trợ giúp viên pháp lý hạng II, trợ giúp viên pháp lý hạng III và người thực hiện trợ giúp pháp lý khác; đã chủ trì thẩm định chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý hoặc đánh giá hiệu quả ít nhất 20 vụ việc tham gia tố tụng của trợ giúp viên pháp lý hạng II trở lên hoặc ít nhất 20 vụ việc tham gia tố tụng do cơ quan tố tụng cấp tỉnh trở lên giải quyết.
e) Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản, sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu vị trí việc làm;
g) Viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng lên chức danh trợ giúp viên pháp lý hạng I phải có thời gian giữ chức danh trợ giúp viên pháp lý hạng II hoặc tương đương từ đủ 06 năm cộng dồn (72 tháng) trở lên, trong đó thời gian giữ chức danh trợ giúp viên pháp lý hạng II tối thiểu đủ 01 năm cộng dồn (12 tháng), tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.
Theo đó, một trong những tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của trợ giúp viên pháp lý hạng 1 là phải được Cục Trợ giúp pháp lý xác nhận đã thực hiện ít nhất 02 vụ việc tham gia tố tụng thành công tại Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sự Trung ương trở lên.
07 đối tượng được trợ giúp pháp lý hiện nay là ai?
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Luật Trợ giúp pháp lý 2017, 07 đối tượng được trợ giúp pháp lý hiện nay gồm có:
(1) Người có công với cách mạng.
(2) Người thuộc hộ nghèo.
(3) Trẻ em.
(4) Người dân tộc thiểu số cư trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
(5) Người bị buộc tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.
(6) Người bị buộc tội thuộc hộ cận nghèo.
(7) Người thuộc một trong các trường hợp dưới đây có khó khăn về tài chính:
- Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ, chồng, con của liệt sĩ và người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ;
- Người nhiễm chất độc da cam;
- Người cao tuổi;
- Người khuyết tật;
- Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi là bị hại trong vụ án hình sự;
- Nạn nhân trong vụ việc bạo lực gia đình;
- Nạn nhân của hành vi mua bán người theo quy định của Luật Phòng, chống mua bán người;
- Người nhiễm HIV.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Có thể trả tiền thuê đất hằng năm đối với đất nuôi trồng thủy sản không?
- Hiệu trưởng công lập có được điều hành dạy thêm ngoài trường học không?
- Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND tỉnh theo Nghị định 168?