Thanh khoản thị trường chứng khoán là gì? Cách xác định tính thanh khoản thị trường chứng khoán?

Thanh khoản thị trường chứng khoán là gì, làm cách nào để xác định tính thanh khoản thị trường chứng khoán cao hay thấp?

Thanh khoản thị trường chứng khoán là gì?

Thanh khoản là khả năng mua bán, giao dịch của một loại tài sản trên thị trường mà không làm ảnh hưởng lớn tới giá trị thị trường của tài sản đó. Có thể hiểu tính thanh khoản là khả năng chuyển đổi sang tiền mặt của một loại tài sản. Theo đó, tính thanh khoản càng cao thì càng thể hiện tài sản có tính lưu động tốt.

Ví dụ: Chị A mua một chiếc điện thoại trị giá 10 triệu đồng. Lúc này tiền mặt là tài sản dễ dàng nhất để mua được nó. Tuy nhiên, chị A không có tiền mặt mua nó, mà chỉ có 01 dây chuyền bằng vàng trị giá 10 triệu đồng. Trong trường hợp này, chị A khó có thể đổi chiếc dây chuyền bằng vàng để lấy điện thoại dù giá trị như nhau.

Do đó, trường hợp này tiền mặt có tính thanh khoản cao, còn chiếc dây chuyền có tính thanh khoản thấp hơn.

Như vậy, thanh khoản thị trường chứng khoán là khả năng dễ dàng mua bán hay giao dịch các loại chứng khoán với giá ổn định trong ngắn hạn. Thanh khoản thị trường chứng khoán càng lớn chứng tỏ càng nhộn nhịp, dễ dàng để tìm người mua hoặc người bán.

Thanh khoản thị trường chứng khoán có vai trò lớn trong phân tích kỹ thuật, góp giúp xác định giá cổ phiếu. Khi giá cổ phiếu và thanh khoản tăng, đây là dấu hiệu tích cực, cho biết sức mua cổ phiếu lớn. Ngược lại, giá cổ phiếu tăng nhưng thanh khoản kém, thì nhà đầu tư cần cẩn trọng vì có thể rơi vào bẫy tăng giá.

Lưu ý, nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo.

Thanh khoản thị trường chứng khoán là gì? Cách xác định tính thanh khoản thị trường chứng khoán?

Thanh khoản thị trường chứng khoán là gì? Cách xác định tính thanh khoản thị trường chứng khoán? (Hình từ Internet)

Cách xác định tính thanh khoản thị trường chứng khoán?

Việc xác định tính thanh khoản thị trường chứng khoán thường dựa trên các yếu tố sau:

- Khối lượng giao dịch: Thông thường một cổ phiếu được xem là có tính thanh khoản cao nếu khối lượng giao dịch khớp lệnh trên 100.000 cổ phiếu/phiên.

Ví dụ: Ngày 18/3/2024, tổng khối lượng giao dịch khớp lệnh trên sàn HOSE và HNX là gần 28.900 tỷ đồng. Như vậy, lúc này thanh khoản thị trường chứng khoán đang rất cao.

- Chênh lệch giá mua và giá bán: Sự chênh lệch giữa giá bên mua và bên bán càng cao thì tính thanh khoản càng thấp.

Ví dụ: Cổ phiếu ABC có giá bên mua cao nhất là 15.000 VNĐ/Cổ phiếu, giá bên bán đưa ra là 15.100 VNĐ/Cổ phiếu. Như vậy, sự chênh lệch giữa giá bên mua và bên bán thấp nên cổ phiếu ABC có thanh khoản cao.

- Vòng quay cổ phiếu: Vòng quay cổ phiếu càng cao thì cổ phiếu của công ty càng có tính thanh khoản cao. Vòng quay cổ phiếu xác định theo công thức:

Vòng quay cổ phiếu = Tổng số cổ phiếu giao dịch trong kỳ / Số lượng cổ phiếu lưu hành trong kỳ

Ví dụ: Công ty A có 2 triệu cổ phiếu được giao dịch, bán trong năm, số lượng cổ phiếu có sẵn lưu hành trong năm là 1,5 triệu cổ phiếu. Như vậy vòng quay cổ phiếu công ty A là 2/1,5= 1,3, khá thấp. Vậy nên, cổ phiếu công ty A có tính thanh khoản không cao.

Lưu ý, nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo.

Biên độ dao động giá chứng khoán niêm yết được quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 4 Thông tư 120/2020/TT-BTC quy định về biên độ dao động giá chứng khoán niếm yết như sau:

Biên độ dao động giá
1. Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam quyết định biên độ dao động giá sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận.
2. Trong trường hợp cần thiết để ổn định thị trường, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước quyết định điều chỉnh biên độ dao động giá và công bố thông tin trên cổng thông tin điện tử của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

Như vậy, biên độ dao động giá là giới hạn dao động giá chứng khoán quy định trong ngày giao dịch được tính theo tỷ lệ phần trăm (%) so với giá tham chiếu.

Biên độ này được quyết định bởi Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận.

Truong một số cần thiết nhằm ổn định thị trường chứng khoán, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước sẽ ra quyết định điều chỉnh biên độ dao động giá và công bố thông tin trên cổng thông tin điện tử của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam tổ chức giao dịch chứng khoán niêm yết vào thời gian nào?

Căn cứ Điều 13 Quy chế Niêm yết và giao dịch chứng khoán niêm yết ban hành kèm theo Quyết định 17/QĐ-HĐTV năm 2022 quy định về thời gian giao dịch chứng khoán niêm yết như sau:

Thời gian và phương thức giao dịch
1. SGDCK tổ chức giao dịch chứng khoán niêm yết từ thứ Hai đến thứ Sáu hàng tuần, trừ các ngày nghỉ theo quy định của Bộ Luật Lao động.
2. SGDCK tổ chức giao dịch chứng khoán niêm yết thông qua hệ thống giao dịch theo phương thức giao dịch khớp lệnh và phương thức giao dịch thỏa thuận theo nguyên tắc quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư số 120/2020/TT-BTC.

Như vậy, Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam từ Thứ Hai đến Thứ Sáu hàng tuần, không giao dịch và ngày thứ Bảy, Chủ nhật và các ngày nghỉ lễ, tết theo quy định của Bộ luật Lao động.

Trân trọng!

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Thị trường giao dịch chứng khoán
Trần Thị Ngọc Huyền
10,592 lượt xem
Thị trường giao dịch chứng khoán
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Thị trường giao dịch chứng khoán
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày giao dịch không hưởng quyền là gì? Các đối tượng nào là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp?
Hỏi đáp Pháp luật
Thanh khoản thị trường chứng khoán là gì? Cách xác định tính thanh khoản thị trường chứng khoán?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngắt mạch thị trường là gì? Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định áp dụng cơ chế ngắt mạch thị trường?
Hỏi đáp Pháp luật
Mua, bán trái phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam có phải là hình thức đầu tư gián tiếp nước ngoài tại Việt Nam?
Hỏi đáp Pháp luật
Giá tham chiếu là gì? Cách xác định giá tham chiếu trong chứng khoán?
Hỏi đáp Pháp luật
Các hành vi được xem là thao túng thị trường chứng khoán?
Hỏi đáp Pháp luật
Chứng khoán không đủ tiêu chuẩn giao dịch ký quỹ gồm những loại nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán trái quy định bị xử phạt như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Lịch giao dịch chứng khoán lại sau lễ 2/9 (lễ Quốc khánh) là ngày nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Giá trần và giá sàn trong chứng khoán là gì? Cách xác định như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Thị trường giao dịch chứng khoán có thể đặt câu hỏi tại đây.

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào