Mẫu đơn xin vắng mặt tại phiên tòa ly hôn mới năm 2024?
Mẫu đơn xin vắng mặt tại phiên tòa ly hôn mới năm 2024?
Đơn xin vắng mặt tại phiên tòa ly hôn là văn bản được lập bởi một trong hai người đang trong tiến trình ly hôn, nhằm đề nghị Toà án xét xử vụ án vắng mặt họ do một lý do chính đáng nào đó.
Nội dung của đơn xin vắng mặt tại phiên tòa ly hôn bao gồm:
- Thông tin về Toà án: Tên Toà án, địa chỉ Toà án.
- Thông tin về người làm đơn: Họ tên đầy đủ, địa chỉ thường trú, số CMND/CCCD, vai trò trong vụ án (nguyên đơn/bị đơn).
- Lý do xin vắng mặt: Nêu rõ lý do chính đáng khiến người làm đơn không thể tham gia phiên tòa (ví dụ: đang công tác xa, ốm nặng, …).
- Yêu cầu: Đề nghị Toà án xét xử vụ án vắng mặt người làm đơn.
- Ủy quyền: Ủy quyền cho người khác tham gia phiên tòa thay mặt người làm đơn (nếu có).
- Ký tên và ghi rõ họ tên: Người làm đơn ký tên và ghi rõ họ tên.
- Ngày tháng năm làm đơn: Ghi rõ ngày tháng năm làm đơn.
Dưới đây là mẫu đơn xin vắng mặt tại phiên tòa ly hôn mới năm 2024:
Tải về mẫu đơn xin vắng mặt tại phiên tòa ly hôn mới năm 2024 Tại đây
Lưu ý:
- Đơn xin vắng mặt cần được viết tay hoặc đánh máy và có chữ ký của người làm đơn.
- Cần nêu rõ lý do vắng mặt và ủy quyền cho người đại diện tham gia phiên tòa (nếu có).
Mẫu đơn xin vắng mặt tại phiên tòa ly hôn mới năm 2024? (Hình từ Internet)
Người trực tiếp nuôi con có quyền gì với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn?
Căn cứ Điều 83 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn:
Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
1. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 82 của Luật này; yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình.
2. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
Theo quy định trên, cha hoặc mẹ là người trực tiếp nuôi con thì có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện các nghĩa vụ sau:
- Tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
- Cấp dưỡng cho con.
- Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.
Ngoài ra, người trực tiếp nuôi con được quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình.
Thay đổi người trực tiếp nuôi con trong trường hợp nào?
Căn cứ Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn:
Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.
2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.
4. Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.
5. Trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:
a) Người thân thích;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
d) Hội liên hiệp phụ nữ.
Như vậy, việc thay đổi người trực tiếp nuôi con khi có một trong các căn cứ sau đây:
- Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
- Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì các cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:
+ Người thân thích;
+ Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
+ Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
+ Hội liên hiệp phụ nữ.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn cách viết CV, hồ sơ xin việc mới nhất năm 2025? Trọn bộ hồ sơ xin việc mới nhất năm 2025?
- Lời chúc phụ huynh dành cho cô giáo mầm non ngày 20 11 ý nghĩa?
- Cung cầu là gì? Mối quan hệ cung cầu như thế nào? Vai trò của cung cầu là gì?
- Các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch hiện nay?
- Thực hiện kiểm tra yếu tố hình thành giá được quy định như thế nào?