Lịch thi cấp quốc gia Cuộc thi IOE Olympic Tiếng Anh trên Internet năm học 2023-2024?
Lịch thi cấp quốc gia Cuộc thi IOE Olympic Tiếng Anh trên Internet năm học 2023-2024?
Ban Tổ chức Cuộc thi IOE Olympic Tiếng Anh trên Internet đã ký ban hành Hướng dẫn 05/HD/2023-2024/IOE năm 2024 về việc tổ chức Cuộc thi IOE Olympic Tiếng Anh trên Internet năm học 2023-2024.
Lịch thi cấp quốc gia Cuộc thi IOE Olympic Tiếng Anh trên Internet năm học 2023-2024 sẽ diễn ra trong 01 ca thi duy nhất là vào sáng thứ Sáu, ngày 05/04/2024 và chỉ dành cho 5 khối lớp 4, 5, 8, 9, 11.
Mỗi khối lớp dự thi có một khung giờ thi, cụ thể như sau:
Khối lớp | Buổi sáng |
Khối 5 – 8 - 11 | Từ 08h00 đến 08h30 |
Khối 4 – 9 | Từ 09h00 đến 09h30 |
Một số lưu ý:
- Kỳ thi Quốc gia chỉ có duy nhất 01 ca thi với 01 khung giờ thi cho mỗi khối lớp. Các Hội đồng thi và thí sinh cần chuẩn bị kỹ cơ sở vật chất và các phương án dự phòng.
- Hội đồng thi có thể chủ động xử lý các sự cố phát sinh trong quá trình thi theo quy định.
- Trường hợp học sinh gặp sự cố cần báo ngay với cán bộ trông thi để được hỗ trợ xử lý trong khung giờ thi. Ban Tổ chức và Hội đồng thi không hỗ trợ các trường hợp báo cáo sự cố ngoài khung giờ thi.
Lịch thi cấp quốc gia Cuộc thi IOE Olympic Tiếng Anh trên Internet năm học 2023-2024? (Hình từ Internet)
Độ tuổi của học sinh phổ thông là bao nhiêu?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 28 Luật Giáo dục 2019 quy định như sau:
Cấp học và độ tuổi của giáo dục phổ thông
1. Các cấp học và độ tuổi của giáo dục phổ thông được quy định như sau:
a) Giáo dục tiểu học được thực hiện trong 05 năm học, từ lớp một đến hết lớp năm. Tuổi của học sinh vào học lớp một là 06 tuổi và được tính theo năm;
b) Giáo dục trung học cơ sở được thực hiện trong 04 năm học, từ lớp sáu đến hết lớp chín. Học sinh vào học lớp sáu phải hoàn thành chương trình tiểu học. Tuổi của học sinh vào học lớp sáu là 11 tuổi và được tính theo năm;
c) Giáo dục trung học phổ thông được thực hiện trong 03 năm học, từ lớp mười đến hết lớp mười hai. Học sinh vào học lớp mười phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở. Tuổi của học sinh vào học lớp mười là 15 tuổi và được tính theo năm.
2. Trường hợp học sinh được học vượt lớp, học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm:
a) Học sinh học vượt lớp trong trường hợp phát triển sớm về trí tuệ;
b) Học sinh học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định trong trường hợp học sinh học lưu ban, học sinh ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh là người khuyết tật, học sinh kém phát triển về thể lực hoặc trí tuệ, học sinh mồ côi không nơi nương tựa, học sinh thuộc hộ nghèo, học sinh ở nước ngoài về nước và trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
3. Giáo dục phổ thông được chia thành giai đoạn giáo dục cơ bản và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp. Giai đoạn giáo dục cơ bản gồm cấp tiểu học và cấp trung học cơ sở; giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp là cấp trung học phổ thông. Học sinh trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp được học khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông.
4. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định việc dạy và học tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào học lớp một; việc giảng dạy khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp; các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
Theo đó, trừ một số trường hợp đặc biệt tại khoản 2 Điều 28 Luật Giáo dục 2019 độ tuổi của học sinh phổ thông trong trường hợp bình thường được xác định như sau:
- Độ tuổi vào lớp một là 06 tuổi;
- Độ tuổi vào học lớp sáu là 11 tuổi;
- Độ tuổi vào học lớp mười là 15 tuổi.
Yêu cầu về nội dung giáo dục phổ thông ở các cấp học hiện nay như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 30 Luật Giáo dục 2019, yêu cầu về nội dung giáo dục phổ thông ở các cấp học hiện nay phải bảo đảm tính phổ thông, cơ bản, toàn diện, hướng nghiệp và có hệ thống; gắn với thực tiễn cuộc sống, phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh, đáp ứng mục tiêu giáo dục ở mỗi cấp học.
Trong đó:
- Giáo dục tiểu học phải bảo đảm cho học sinh nền tảng phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, kỹ năng xã hội; có hiểu biết đơn giản, cần thiết về tự nhiên, xã hội và con người; có nhận thức đạo đức xã hội; có kỹ năng cơ bản về nghe, nói, đọc, viết và tính toán; có thói quen rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh; có hiểu biết ban đầu về hát, múa, âm nhạc, mỹ thuật;
- Giáo dục trung học cơ sở củng cố, phát triển nội dung đã học ở tiểu học, bảo đảm cho học sinh có hiểu biết phổ thông cơ bản về tiếng Việt, toán, lịch sử dân tộc; kiến thức khác về khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, pháp luật, tin học, ngoại ngữ; có hiểu biết cần thiết tối thiểu về kỹ thuật và hướng nghiệp;
- Giáo dục trung học phổ thông củng cố, phát triển nội dung đã học ở trung học cơ sở, hoàn thành nội dung giáo dục phổ thông; bảo đảm chuẩn kiến thức phổ thông cơ bản, toàn diện và hướng nghiệp cho học sinh, có nội dung nâng cao ở một số môn học để phát triển năng lực, đáp ứng nguyện vọng của học sinh.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?