NHNH phát hành tín phiếu để làm gì? Có mấy hình thức phát hành tín phiếu?

Tôi có thắc mắc: NHNH phát hành tín phiếu để làm gì? Có mấy hình thức phát hành tín phiếu? Quy định về thanh toán tín phiếu Ngân hàng Nhà nước? (Câu hỏi của anh Vinh - Quảng Trị)

NHNH phát hành tín phiếu để làm gì? Có mấy hình thức phát hành tín phiếu?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 16/2019/TT-NHNN có quy định như sau:

Giải thích từ ngữ
1. Tín phiếu Ngân hàng Nhà nước là giấy tờ có giá ngắn hạn do Ngân hàng Nhà nước phát hành để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.
2. Ngày thanh toán tín phiếu Ngân hàng Nhà nước là ngày tổ chức tín dụng phải chuyển tiền mua tín phiếu Ngân hàng Nhà nước cho Ngân hàng Nhà nước.
.....

Ngoài ra, tại Điều 6 Thông tư 16/2019/TT-NHNN quy định về phương thức phát hành tín phiếu Ngân hàng Nhà nước như sau:

Phương thức phát hành tín phiếu Ngân hàng Nhà nước
1. Tín phiếu Ngân hàng Nhà nước được phát hành theo phương thức đấu thầu hoặc phương thức bắt buộc.
2. Phát hành theo phương thức đấu thầu:
Việc phát hành tín phiếu Ngân hàng Nhà nước theo phương thức đấu thầu được thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về đấu thầu qua nghiệp vụ thị trường mở.
3. Phát hành theo phương thức bắt buộc:
a) Căn cứ vào mục tiêu chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ và tình hình thực tế, Ngân hàng Nhà nước quyết định phát hành tín phiếu Ngân hàng Nhà nước theo phương thức bắt buộc đối với tổ chức tín dụng. Tổ chức tín dụng phải thực hiện mua tín phiếu Ngân hàng Nhà nước phát hành theo phương thức bắt buộc theo Quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước;
b) Trường hợp cần thiết Ngân hàng Nhà nước có thể xem xét mua lại trước hạn tín phiếu Ngân hàng Nhà nước phát hành theo phương thức bắt buộc. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định việc mua lại trước hạn tín phiếu Ngân hàng Nhà nước phát hành theo phương thức bắt buộc.

Theo đó, NHNH phát hành tín phiếu nhằm thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia cho các mục đích sau:

[1] Điều chỉnh thanh khoản thị trường tiền tệ:

- Hút bớt tiền đồng khỏi lưu thông khi thanh khoản dư thừa, giúp kiểm soát lạm phát.

- Bơm tiền vào hệ thống khi thanh khoản thiếu hụt, đảm bảo nhu cầu tiền tệ cho nền kinh tế.

[2] Hỗ trợ hoạt động của các tổ chức tín dụng (TCTD):

- Cung cấp nguồn vốn cho TCTD khi gặp khó khăn về thanh khoản.

- Giúp TCTD đáp ứng các tỷ lệ an toàn thanh khoản theo quy định.

[3] Góp phần ổn định thị trường ngoại hối:

- Hạn chế việc TCTD bán USD ra thị trường để lấy tiền đồng.

- Giúp NHNN can thiệp thị trường ngoại hối hiệu quả hơn.

[4] Phát triển thị trường tiền tệ:

- Tạo thêm kênh đầu tư an toàn cho các nhà đầu tư.

- Góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường tiền tệ.

Hiện nay, có 02 hình thức phát hành tín phiếu Ngân hàng Nhà nước gồm: Phương thức đấu thầu và phương thức bắt buộc.

NHNH phát hành tín phiếu để làm gì? Có mấy hình thức phát hành tín phiếu?

NHNH phát hành tín phiếu để làm gì? Có mấy hình thức phát hành tín phiếu? (Hình từ Internet)

Tín phiếu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phải đảm bảo các điều kiện nào?

Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 16/2019/TT-NHNN, tín phiếu Ngân hàng Nhà nước phải đảm bảo các điều kiện dưới đây:

[1] Đối tượng: Tín phiếu Ngân hàng Nhà nước được phát hành cho tổ chức tín dụng có tài khoản thanh toán bằng đồng Việt Nam tại Ngân hàng Nhà nước.

[2] Đồng tiền phát hành: Tín phiếu Ngân hàng Nhà nước được phát hành, hạch toán và thanh toán bằng đồng Việt Nam.

[3] Thời hạn: Thời hạn tín phiếu Ngân hàng Nhà nước do Ngân hàng Nhà nước quyết định và không vượt quá 364 ngày.

[4] Mệnh giá: Tín phiếu Ngân hàng Nhà nước có mệnh giá là 100.000 đồng (một trăm nghìn đồng) hoặc bội số của 100.000 đồng.

[5] Hình thức: Tín phiếu Ngân hàng Nhà nước được phát hành dưới hình thức ghi sổ.

[6] Lãi suất: Lãi suất tín phiếu Ngân hàng Nhà nước do Ngân hàng Nhà nước quyết định, phù hợp với diễn biến thị trường tiền tệ và mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ.

[7] Tín phiếu Ngân hàng Nhà nước được phát hành với giá bán thấp hơn mệnh giá và được thanh toán một lần bằng mệnh giá vào ngày tín phiếu Ngân hàng Nhà nước đến hạn thanh toán.

Việc thanh toán tín phiếu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được quy định như thế nào?

Căn cứ theo Điều 7 Thông tư 16/2019/TT-NHNN quy định về thanh toán tín phiếu Ngân hàng Nhà nước như sau:

[1] Tổ chức tín dụng thanh toán số tiền mua tín phiếu Ngân hàng Nhà nước phát hành theo phương thức đấu thầu thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về nghiệp vụ thị trường mở.

[1] Tổ chức tín dụng thanh toán số tiền mua tín phiếu Ngân hàng Nhà nước phát hành theo phương thức bắt buộc như sau: Tổ chức tín dụng phải chuyển tiền mua tín phiếu Ngân hàng Nhà nước vào tài khoản theo chỉ định của Ngân hàng Nhà nước trong ngày thanh toán tín phiếu Ngân hàng Nhà nước. Tổ chức tín dụng phải đảm bảo ghi đầy đủ thông tin trên lệnh chuyển tiền theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước.

[1] Vào ngày tín phiếu Ngân hàng Nhà nước đến hạn thanh toán, Ngân hàng Nhà nước thực hiện thanh toán số tiền bằng mệnh giá tín phiếu Ngân hàng Nhà nước cho tổ chức tín dụng. Trường hợp ngày tín phiếu Ngân hàng Nhà nước đến hạn thanh toán là ngày nghỉ cuối tuần hoặc ngày nghỉ lễ thì việc thanh toán tín phiếu Ngân hàng Nhà nước được thực hiện vào ngày làm việc liền kề tiếp theo ngày nghỉ đó.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Dương Thanh Trúc
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào