Giải pháp thực hiện tiết kiệm điện tại các hộ gia đình theo Chỉ thị 20?

Theo chỉ thị 20 về tăng cường tiết kiệm điện giai đoạn 2023-2025 và các năm tiếp theo thì các hộ gia đình có thể thực hiện các giải pháp thực hiện tiết kiệm điện nào?

Giải pháp thực hiện tiết kiệm điện tại các hộ gia đình theo Chỉ thị 20?

Căn cứ Mục 1 Chỉ thị 20/CT-TTg năm 2023 hướng dẫn về các giải pháp thực hiện mục tiêu tiết kiệm điện tại các hộ gia đình như sau:

Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các doanh nghiệp và các tổ chức đoàn thể - xã hội thực hiện một số giải pháp sau:
...
c) Thực hiện tiết kiệm điện tại các hộ gia đình:
- Sử dụng các thiết bị điện được dán nhãn năng lượng theo Quyết định số 04/2017/QĐ-TTg ngày 09 tháng 3 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ quy định danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng, áp dụng mức hiệu suất năng lượng tối thiểu và lộ trình thực hiện.
- Thường xuyên thực hiện hành vi sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả tại gia đình như: tắt các thiết bị điện khi ra khỏi phòng, cắt hẳn nguồn điện nếu không sử dụng các thiết bị điện; chỉ sử dụng điều hòa nhiệt độ khi thật cần thiết và sử dụng ở chế độ, mức nhiệt độ phù hợp (chế độ làm lạnh từ 26 độ C trở lên); ưu tiên mua sắm các phương tiện, thiết bị điện hiệu suất cao hoặc thiết bị điện có dán nhãn năng lượng đạt mức hiệu suất cao; hạn chế tối đa việc sử dụng bóng đèn sợi đốt.
- Khuyến khích lắp đặt và sử dụng hệ thống điện mặt trời trên mái nhà tự dùng cho nhu cầu sử dụng tại chỗ, hệ thống đun nước nóng từ năng lượng mặt trời.
...

Như vậy, nhằm đạt được các mục tiêu tiết kiệm điện giai đoạn 2023-2025 và các năm tiếp theo, các hộ gia đình có thể thực hiện các giải pháp tiết kiệm điện sau:

- Sử dụng các thiết bị điện được dán nhãn năng lượng;

- Thường xuyên thực hiện hành vi sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả tại gia đình như:

+ Tắt các thiết bị điện khi ra khỏi phòng, cắt hẳn nguồn điện nếu không sử dụng các thiết bị điện;

+ Chỉ sử dụng điều hòa nhiệt độ khi thật cần thiết và sử dụng ở chế độ, mức nhiệt độ phù hợ;

+ Ưu tiên mua sắm các phương tiện, thiết bị điện hiệu suất cao hoặc thiết bị điện có dán nhãn năng lượng đạt mức hiệu suất cao;

+ Hạn chế tối đa việc sử dụng bóng đèn sợi đốt.

- Lắp đặt và sử dụng hệ thống điện mặt trời trên mái nhà tự dùng cho nhu cầu sử dụng tại chỗ, hệ thống đun nước nóng từ năng lượng mặt trời.

Giải pháp thực hiện tiết kiệm điện tại các hộ gia đình theo Chỉ thị 20?

Giải pháp thực hiện tiết kiệm điện tại các hộ gia đình theo Chỉ thị 20? (Hình từ Internet)

Nguyên tắc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là gì?

Căn cứ Điều 4 Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 2010 quy định về nguyên tắc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả như sau:

Nguyên tắc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
1. Phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể về năng lượng, chính sách an ninh năng lượng và bảo vệ môi trường.
2. Được thực hiện thường xuyên, thống nhất từ quản lý, khai thác tài nguyên năng lượng đến khâu sử dụng cuối cùng.
3. Là trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước, quyền và nghĩa vụ của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và toàn xã hội.

Như vậy, có 03 nguyên tắc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bao gồm:

[1] Sử dụng phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể về năng lượng, chính sách an ninh năng lượng và bảo vệ môi trường.

[2] Được thực hiện thường xuyên, thống nhất từ quản lý, khai thác tài nguyên năng lượng đến khâu sử dụng cuối cùng.

[3] Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước, quyền và nghĩa vụ của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và toàn xã hội.

Cản trở người có thẩm quyền kiểm tra việc sử dụng điện bị xử phạt như thế nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 12 Nghị định 134/2013/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 15 Điều 2 Nghị định 17/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt hành vi cản trở người có thẩm quyền kiểm tra việc sử dụng điện như sau:

Vi phạm các quy định về sử dụng điện
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi cản trở người có thẩm quyền kiểm tra việc sử dụng điện.
...

Bên cạnh đó, căn cứ khoản 3 Điều 3 Nghị định 134/2013/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 5 Điều 2 Nghị định 17/2022/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền như sau:

Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và mức phạt tiền
...
3. Mức phạt tiền:
a) Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực điện lực là 100.000.000 đồng đối với cá nhân và 200.000.000 đồng đối với tổ chức;
b) Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện, trừ các hành vi vi phạm hành chính được quy định do tổ chức thực hiện tại Điều 5, Điều 7, Điều 8, từ khoản 2 đến khoản 6 Điều 9, Điều 10, khoản 4 và các khoản từ khoản 6 đến khoản 9 Điều 11, Điều 13, Điều 14, Điều 20, khoản 2 Điều 21, Điều 23, Điều 31 Nghị định này.

Như vậy, người có hành vi cản trở người có thẩm quyền kiểm tra việc sử dụng điện sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.

Lưu ý, mức phạt trên áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện.

Trân trọng!

Tiết kiệm năng lượng
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tiết kiệm năng lượng
Hỏi đáp Pháp luật
Trách nhiệm của Tập đoàn Điện lực Việt Nam trong công tác tăng cường tiết kiệm điện giai đoạn 2023-2025 và các năm tiếp theo là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Giải pháp thực hiện tiết kiệm điện tại các hộ gia đình theo Chỉ thị 20?
Hỏi đáp Pháp luật
Đến năm 2025, 100% hệ thống chiếu sáng đường phố sẽ sử dụng đèn LED?
Hỏi đáp Pháp luật
Trách nhiệm quản lý về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả thuộc về những cơ quan nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Những ưu đãi trong hoạt động sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đối với tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất sản phẩm tiết kiệm năng lượng?
Hỏi đáp Pháp luật
Có những biện pháp quản lý sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đối với phương tiện, thiết bị nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tiết kiệm năng lượng
Trần Thị Ngọc Huyền
166 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tiết kiệm năng lượng
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào