Biểu thuế xuất nhập khẩu cập nhật mới nhất năm 2024?
Biểu thuế xuất nhập khẩu cập nhật mới nhất năm 2024?
Biểu thuế xuất nhập khẩu năm 2024 được tổng hợp bao gồm 25 biểu thuế, cụ thể bao gồm:
- Biểu thuế nhập khẩu thông thường;
- Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi;
- 16 biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt (ACFTA, ATIGA, AJCEP, VJEPA, AKFTA, AANZFTA, AIFTA, VKFTA, VCFTA, VN-EAEU, CPTPP, AHKFTA, VNCU, EVFTA, UKVFTA, RCEPT);
- Biểu thuế xuất khẩu;
- 03 Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi (CPTPP, EVFTA, UKVFTA);
- Biểu thuế giá trị gia tăng;
- Biểu thuế tiêu thụ đặc biệt;
- Biểu thuế bảo vệ môi trường.
Theo đó, biểu thuế xuất nhập khẩu 2024 sau đây là bảng tập hợp các loại thuế suất do Nhà nước quy định để tính thuế cho các đối tượng chịu thuế từ 25 biểu thuế. Thuế suất được quy định trong biểu thuế dưới 02 hình thức là thuế suất tỉ lệ và thuế suất cố định.
Tải về File excel Biểu thuế xuất nhập khẩu 2024 tại đây.
Lưu ý: File excel Biểu thuế xuất nhập khẩu 2024 được tổng hợp chỉ mang tính tham khảo, không có giá trị pháp lý.
File excel Biểu thuế xuất nhập khẩu 2024 chưa cập nhật Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt Việt Nam - Lào (VN-LAO).
Biểu thuế xuất nhập khẩu cập nhật mới nhất năm 2024? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu là gì?
Căn cứ Điều 4 Thông tư 14/2015/TT-BTC quy định về nguyên tắc phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu như sau:
Nguyên tắc phân loại hàng hóa
1. Một mặt hàng chỉ có một mã số duy nhất theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.
2. Khi phân loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, phải tuân thủ:
a) Điều 26 Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23/6/2014;
b) Điều 16 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 15/1/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra giám sát, kiểm soát hải quan;
c) Các nội dung hướng dẫn tại Thông tư này.
Như vậy, khi phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu cần áp dụng các nguyên tắc sau:
- 01 mặt hàng chỉ có 01 mã số duy nhất theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam;
- Căn cứ hồ sơ hải quan, tài liệu kỹ thuật và các thông tin về thành phần, tính chất lý, hóa, tính năng, công dụng,... có liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để xác định tên gọi, mã số của hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam;
- Trường hợp thực hiện phân loại hàng hóa theo nguyên tắc trên nhưng chưa xác định được mã số duy nhất theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam thì sử dụng các tài liệu sau: Chú giải chi tiết Danh mục HS; Tuyển tập ý kiến phân loại của WCO; Chú giải bổ sung Danh mục AHTN; Cơ sở dữ liệu về Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.
- Trường hợp có sự khác biệt về mô tả hàng hóa tại Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam và mô tả hàng hóa theo Danh mục HS, Danh mục AHTN thì áp dụng trực tiếp mô tả hàng hóa theo Danh mục HS, Danh mục AHTN để phân loại và hướng dẫn phân loại.
- Trường hợp có ý kiến khác nhau về phân loại hàng hóa, áp dụng mức thuế khi áp dụng Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam, tiêu chuẩn chuyên ngành, Bộ Tài chính thống nhất với các Bộ quản lý chuyên ngành liên quan để xử lý.
Các yếu tố xác định phân loại mức độ rủi ro trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu là gì?
Căn cứ Điều 15 Nghị định 08/2015/NĐ-CP quy định về các yếu tố xác định phân loại mức độ rủi ro trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu như sau:
Thực hiện phân loại mức độ rủi ro
1. Việc phân loại mức độ rủi ro trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh được thực hiện dựa trên mức độ tuân thủ pháp luật của người khai hải quan.
2. Trong quá trình phân loại mức độ rủi ro, cơ quan hải quan xem xét các yếu tố liên quan, gồm:
a) Chính sách quản lý, chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, hành lý của hành khách xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh;
b) Tính chất, đặc điểm của hàng hóa, hành lý, phương tiện vận tải;
c) Tần suất, tính chất, mức độ vi phạm liên quan đến hàng hóa, hành lý, phương tiện vận tải;
d) Xuất xứ của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh;
đ) Tuyến đường, phương thức vận chuyển hàng hóa, hành lý;
e) Các yếu tố khác liên quan đến quá trình hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.
...
Như vậy, việc xác định phân loại mức độ rủi ro trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu được thực hiện dựa trên các yếu tố sau:
- Mức độ tuân thủ pháp luật của người khai hải quan;
- Chính sách quản lý, chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
- Tính chất, đặc điểm của hàng hóa, phương tiện vận tải;
- Tần suất, tính chất, mức độ vi phạm liên quan đến hàng hóa, phương tiện vận tải;
- Xuất xứ của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh;
- Tuyến đường, phương thức vận chuyển hàng hóa;
- Các yếu tố khác liên quan đến quá trình hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Thuế xuất nhập khẩu có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Có thể trả tiền thuê đất hằng năm đối với đất nuôi trồng thủy sản không?
- Hiệu trưởng công lập có được điều hành dạy thêm ngoài trường học không?
- Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND tỉnh theo Nghị định 168?