Học bán trú là gì? Ai được học ở trường phổ thông dân tộc bán trú?
Học bán trú là gì?
Học bán trú là hình thức giáo dục cho phép học sinh, trẻ em học mầm non được học tập, sinh hoạt và ở lại nghỉ ngơi tại trường học cả ngày mà không cần về nhà giữa buổi.
Hiện nay, nhiều bậc phụ huynh có công việc bận rộn, không có thời gian để đưa đón con em đi học về giữa buổi, vậy nên hình thức học bán trú này ngày càng được phổ biến rộng rãi. Theo đó, khi con học bán trú, phụ huynh sẽ chỉ cần đón con khi kết thúc buổi học vào giờ chiều, tiết kiệm được nhiều thời gian và công sức.
Lưu ý, nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo.
Học bán trú là gì? Ai được học ở trường phổ thông dân tộc bán trú? (Hình từ Internet)
Ai được học ở trường phổ thông dân tộc bán trú?
Căn cứ Điều 2 Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc bán trú ban hành kèm theo Thông tư 03/2023/TT-BGDĐT quy định về điều kiện được học ở trường phổ thông dân tộc bán trú như sau:
Điều kiện học sinh được học trường phổ thông dân tộc bán trú và học sinh bán trú
1. Điều kiện học sinh được học trường phổ thông dân tộc bán trú: Học sinh trong độ tuổi tiểu học và trung học cơ sở thuộc địa bàn tuyển sinh của nhà trường theo quy định của cấp có thẩm quyền.
2. Học sinh bán trú: Học sinh thuộc đối tượng hưởng chính sách hỗ trợ được cấp có thẩm quyền xét duyệt theo quy định của Chính phủ, do không thể tự đi đến trường hoặc điểm trường và trở về nhà trong ngày.
Như vậy, học sinh được học trường phổ thông dân tộc bán trú là học sinh trong độ tuổi học tiểu học và THCS, thuộc đối tượng hưởng chính sách hỗ trợ được cấp có thẩm quyền xét duyệt theo quy định trong địa bàn tuyển sinh của trường phổ thông dân tộc bán trú, do các đối tượng này không thể tự đi đến trường hoặc điểm trường và trở về nhà trong ngày.
Cơ cấu tổ chức của trường phổ thông dân tộc bán trú được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 6 Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc bán trú ban hành kèm theo Thông tư 03/2023/TT-BGDĐT quy định về cơ cấu tổ chức của trường phổ thông dân tộc bán trú như sau:
Cơ cấu tổ chức của trường phổ thông dân tộc bán trú
1. Cơ cấu tổ chức của trường PTDTBT thực hiện theo quy định tại Điều lệ trường phổ thông. Ngoài ra, mỗi trường có thêm một Tổ quản lý học sinh bán trú để thực hiện nhiệm vụ quản lý, nuôi dưỡng và chăm sóc học sinh bán trú.
2. Tổ quản lý học sinh bán trú có tổ trưởng, nếu có từ 7 thành viên trở lên thì có tổ phó. Tổ trưởng, tổ phó do hiệu trưởng bổ nhiệm, chịu sự quản lý, chỉ đạo của hiệu trưởng. Tổ quản lý học sinh bán trú có những nhiệm vụ sau:
a) Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện quản lý, nuôi dưỡng và chăm sóc học sinh bán trú theo tuần, tháng, học kỳ, năm học; phối hợp với các tổ chuyên môn xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường;
b) Tổ chức sinh hoạt ít nhất 01 lần trong 02 tuần để rà soát, triển khai nhiệm vụ của tổ và có thể họp đột xuất theo yêu cầu công việc hoặc khi hiệu trưởng yêu cầu;
c) Thực hiện các nhiệm vụ khác do hiệu trưởng phân công.
Như vậy, cơ cấu tổ chức của trường phổ thông dân tộc nội trú được thực hiện theo quy định tại Điều lệ trường phổ thông. Ngoài ra, mỗi trường sẽ có thêm 01 tổ quản lý học sinh bán trú bao gồm:
- Tổ trưởng do hiệu trưởng bổ nhiệm, chịu sự quản lý, chỉ đạo của hiệu trưởng;
- Tổ phó nếu có trên 07 thành viên.
Nhiệm vụ của tổ quản lý học sinh bán trú như sau:
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện quản lý, nuôi dưỡng và chăm sóc học sinh bán trú theo tuần, tháng, học kỳ, năm học;
- Phối hợp với các tổ chuyên môn xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường;
- Tổ chức sinh hoạt ít nhất 01 lần trong 02 tuần để rà soát, triển khai nhiệm vụ của tổ và có thể họp đột xuất theo yêu cầu công việc hoặc khi hiệu trưởng yêu cầu;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do hiệu trưởng phân công.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người có giấy phép lái xe hạng A2 được điều khiển loại xe nào từ 01/01/2025?
- Địa chỉ Học viện Tòa án ở đâu? Học viện Tòa án có mã trường là gì?
- Lịch âm 2025, Lịch vạn niên 2025, Lịch 2025: Chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2025?
- Khi nào chứng thư thẩm định giá hết hạn? Chứng thư thẩm định giá không bắt buộc cập nhật vào CSDL quốc gia trong trường hợp nào?
- Thời hạn bình ổn giá hàng hóa dịch vụ bao lâu? Gia hạn thời gian bình ổn giá hàng hóa dịch vụ được không?