Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam được sử dụng nhằm mục đích gì?

Cho hỏi: Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam được sử dụng nhằm mục đích gì? Đối tượng nào áp dụng danh mục hàng hóa XNK Việt Nam gồm những gì? Nhờ anh chị giải đáp.

Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam được sử dụng nhằm mục đích gì?

Căn cứ quy định khoản 3 Điều 17 Nghị định 08/2015/NĐ-CP quy định về danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam như sau:

Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam
....
3. Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam được sử dụng để:
a) Xây dựng các Biểu thuế áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
b) Xây dựng các Danh mục hàng hóa phục vụ quản lý nhà nước theo quy định của Chính phủ;
c) Thống kê Nhà nước về hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
d) Phục vụ công tác quản lý nhà nước về xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và các lĩnh vực khác.

Như vậy, theo quy định thì danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam được sử dụng nhằm mục đích sau đây:

- Xây dựng các Biểu thuế áp dụng đối với hàng hóa xuất nhập khẩu;

- Xây dựng các Danh mục hàng hóa phục vụ quản lý nhà nước theo quy định của Chính phủ;

- Thống kê Nhà nước về hàng hóa xuất nhập khẩu;

- Phục vụ công tác quản lý nhà nước về xuất nhập khẩu hàng hóa và các lĩnh vực khác.

Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam được sử dụng nhầm mục đích gì?

Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam được sử dụng nhằm mục đích gì? (Hình từ Internet)

Đối tượng nào áp dụng danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam gồm những gì?

Căn cứ quy định Điều 2 Thông tư 31/2022/TT-BTC quy định về đối tượng áp dụng như sau:

Đối tượng áp dụng
1. Tổ chức, cá nhân thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa.
2. Tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
3. Cơ quan hải quan, công chức hải quan.
4. Cơ quan khác của Nhà nước trong việc phối hợp quản lý nhà nước về hải quan và quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu.

Như vậy, theo quy định thì đối tượng nào áp dụng danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam gồm có:

- Tổ chức, cá nhân thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa.

- Tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

- Cơ quan hải quan, công chức hải quan.

- Cơ quan khác của Nhà nước trong việc phối hợp quản lý nhà nước về hải quan và quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu.

Các hình thức kiểm tra thực tế hàng hóa xuất nhập khẩu được quy định như thế nào?

Căn cứ quy định khoản 4 Điều 29 Nghị định 08/2015/NĐ-CP quy định về kiểm tra thực tế hàng hóa như sau:

Kiểm tra thực tế hàng hóa
....
4. Các hình thức kiểm tra thực tế hàng hóa:
a) Công chức hải quan kiểm tra trực tiếp;
b) Kiểm tra bằng các phương tiện kỹ thuật, các biện pháp nghiệp vụ khác;
c) Kiểm tra thông qua kết quả phân tích, giám định hàng hóa.
Trong quá trình kiểm tra thực tế hàng hóa nếu cần thiết phải thay đổi hình thức kiểm tra hàng hóa thì Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi kiểm tra thực tế hàng hóa quyết định. Kết quả kiểm tra thực tế bằng máy soi, thiết bị soi chiếu kết hợp với cân điện tử và các thiết bị kỹ thuật khác là cơ sở để cơ quan hải quan ra quyết định việc thông quan hàng hóa.
....

Theo đó, việc kiểm tra hàng hóa sẽ thực hiện kiểm tra các nội dung sau:

+ Kiểm tra tên hàng, mã số, số lượng, trọng lượng, khối lượng, chủng loại, chất lượng, xuất xứ, trị giá hải quan của hàng hóa.

+ Kiểm tra đối chiếu sự phù hợp giữa thực tế hàng hóa với hồ sơ hải quan.

Như vậy, theo quy định thì các hình thức kiểm tra thực tế hàng hóa xuất nhập khẩu được quy định như sau:

- Công chức hải quan kiểm tra trực tiếp;

- Kiểm tra bằng các phương tiện kỹ thuật, các biện pháp nghiệp vụ khác;

- Kiểm tra thông qua kết quả phân tích, giám định hàng hóa.

Trong quá trình kiểm tra thực tế hàng hóa nếu cần thiết phải thay đổi hình thức kiểm tra hàng hóa thì Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi kiểm tra thực tế hàng hóa quyết định.

Kết quả kiểm tra thực tế bằng máy soi, thiết bị soi chiếu kết hợp với cân điện tử và các thiết bị kỹ thuật khác là cơ sở để cơ quan hải quan ra quyết định việc thông quan hàng hóa.

Trân trọng!

Xuất nhập khẩu
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Xuất nhập khẩu
Hỏi đáp Pháp luật
Hợp đồng ngoại thương là gì? Mẫu hợp đồng ngoại thương mới nhất 2023?
Hỏi đáp Pháp luật
Phương pháp lấy mẫu để phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Hàng tiêu dùng đã qua sử dụng có được phép kinh doanh chuyển khẩu hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Người nào có thẩm quyền quyết định hình thức kiểm tra thực tế hàng hóa xuất nhập khẩu?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn đề nghị giảm thuế xuất nhập khẩu theo Thông tư 06/2021/TT-BTC như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Hồ sơ đề nghị xác định trước xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu gồm những gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Hồ sơ hoàn thuế đối với hàng hóa xuất khẩu phải tái nhập năm 2024 gồm những gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Nhập khẩu song song là gì? Nhập khẩu song song có vi phạm quyền sở hữu trí tuệ không?
Hỏi đáp Pháp luật
MSDS là gì? Doanh nghiệp không có bảng nội quy về an toàn hóa chất bị phạt không?
Hỏi đáp pháp luật
Quy định về hoạt động quản lý tàu bay nhập khẩu vào Việt Nam như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Xuất nhập khẩu
Đinh Khắc Vỹ
437 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Xuất nhập khẩu
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào