Những trường hợp không được bổ nhiệm công chứng viên năm 2024?

Cho tôi hỏi những trường hợp không được bổ nhiệm công chứng viên năm 2024? Những đối tượng nào được bổ nhiệm công chứng viên? Mong được giải đáp!

Những đối tượng nào được bổ nhiệm công chứng viên?

Căn cứ khoản 1 Điều 12 Luật Công chứng 2014 quy định bổ nhiệm công chứng viên:

Bổ nhiệm công chứng viên
1. Người đáp ứng đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 8 của Luật này có quyền đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm công chứng viên. Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm công chứng viên được gửi đến Sở Tư pháp nơi người đề nghị bổ nhiệm công chứng viên đã đăng ký tập sự hành nghề công chứng.
...

Theo đó, những đối tượng nào đáp ứng đủ tiêu chuẩn sau thì có quyền đề nghị bổ nhiệm công chứng viên:

- Là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam;

- Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật;

- Có phẩm chất đạo đức tốt;

- Có bằng cử nhân luật;

- Có thời gian công tác pháp luật từ 05 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng cử nhân luật;

- Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng;

- Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng;

- Bảo đảm sức khỏe để hành nghề công chứng.

Những trường hợp không được bổ nhiệm công chứng viên năm 2024?Những trường hợp không được bổ nhiệm công chứng viên năm 2024? (Hình từ Internet)

Những trường hợp không được bổ nhiệm công chứng viên năm 2024?

Theo quy định tại Điều 13 Luật Công chứng 2014 quy định những trường hợp không được bổ nhiệm công chứng viên năm 2024, bao gồm:

- Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

- Người đã bị kết tội bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án về tội phạm do vô ý mà chưa được xóa án tích hoặc về tội phạm do cố ý.

- Người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

- Người bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

- Cán bộ bị kỷ luật bằng hình thức bãi nhiệm;

- Công chức, viên chức bị kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc;

- Sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân bị kỷ luật bằng hình thức tước danh hiệu quân nhân hoặc đưa ra khỏi ngành.

- Sỹ quan, hạ sỹ quan, công nhân, viên chức trong đơn vị thuộc Công an nhân dân bị kỷ luật bằng hình thức tước danh hiệu Công an nhân dân hoặc đưa ra khỏi ngành.

- Người bị thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư do bị xử lý kỷ luật bằng hình thức xóa tên khỏi danh sách của Đoàn luật sư;

- Người bị tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề luật sư mà chưa hết thời hạn 03 năm kể từ ngày quyết định thu hồi có hiệu lực hoặc kể từ ngày chấp hành xong quyết định tước quyền sử dụng chứng chỉ.

Công chứng viên miễn nhiệm trong trường hợp nào?

Căn cứ Điều 15 Luật Công chứng 2014 quy định miễn nhiệm công chứng viên:

Miễn nhiệm công chứng viên
1. Công chứng viên được miễn nhiệm theo nguyện vọng của cá nhân hoặc chuyển làm công việc khác.
Công chứng viên nộp đơn đề nghị miễn nhiệm tại Sở Tư pháp ở nơi mình đăng ký hành nghề. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đơn đề nghị miễn nhiệm của công chứng viên, Sở Tư pháp có văn bản đề nghị kèm theo đơn đề nghị miễn nhiệm của công chứng viên gửi Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
2. Công chứng viên bị miễn nhiệm trong các trường hợp sau đây:
a) Không còn đủ tiêu chuẩn công chứng viên theo quy định tại Điều 8 của Luật này;
b) Bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
c) Kiêm nhiệm công việc thường xuyên khác;
...

Theo đó, công chứng viên miễn nhiệm trong các trường hợp sau:

- Theo nguyện vọng của cá nhân;

- Chuyển làm công việc khác;

- Không còn đủ tiêu chuẩn công chứng viên;

- Bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;

- Kiêm nhiệm công việc thường xuyên khác;

- Không hành nghề công chứng trong thời hạn 02 năm kể từ ngày được bổ nhiệm công chứng viên hoặc không hành nghề công chứng liên tục từ 12 tháng trở lên;

- Hết thời hạn tạm đình chỉ hành nghề công chứng là 12 tháng mà lý do tạm đình chỉ hành nghề công chứng vẫn còn;

- Đã bị xử phạt vi phạm hành chính đến lần thứ hai trong hoạt động hành nghề công chứng mà còn tiếp tục vi phạm;

- Bị xử lý kỷ luật bằng hình thức từ cảnh cáo trở lên đến lần thứ hai mà còn tiếp tục vi phạm hoặc bị kỷ luật buộc thôi việc;

- Bị kết tội bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án;

- Thuộc các trường hợp không được bổ nhiệm công chứng viên.

Trân trọng!

Công chứng viên
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Công chứng viên
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu giấy đề nghị cấp lại thẻ công chứng viên mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng hợp lời chứng của công chứng viên theo Thông tư 01/2021/TT-BTP?
Hỏi đáp Pháp luật
Công chứng viên làm chuyên viên pháp chế có bị thu hồi chứng chỉ hành nghề không?
Hỏi đáp Pháp luật
Quân nhân chuyên nghiệp có được bổ nhiệm công chứng viên sau khi bị kỷ luật bằng hình thức tước danh hiệu quân nhân không?
Hỏi đáp Pháp luật
Những trường hợp không được bổ nhiệm công chứng viên năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Công chứng viên có được công chứng di chúc của cha mẹ không?
Hỏi đáp Pháp luật
Có được miễn nhiệm công chứng viên khi hết thời hạn đình chỉ hành nghề công chứng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Muốn làm công chứng viên thì có thể học trường nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Công chứng viên không được nhận và công chứng bản dịch trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy trình trở thành công chứng viên 2024?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Công chứng viên
Phan Vũ Hiền Mai
627 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Công chứng viên
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào