Chỉ số CPI là gì? Công thức tính chỉ số CPI tại Việt Nam?

Hàng tháng, tôi đều thấy các báo đài công bố thông tin về chỉ số CPI, vậy đây là chỉ số như thế nào, công thức tính ra sao?

Chỉ số CPI là gì?

Theo trang thông tin của Tổng cục Thống kê Việt Nam, chỉ số CPI là một loại chỉ tiêu tương đối đối phản ánh chỉ số giá tiêu dùng, đây là chỉ số thống kê, phản ánh xu hướng và mức độ biến động giá chung qua thời gian của các loại hàng hóa và dịch vụ phục vụ tiêu dùng hàng ngày của người dân.

Theo Tổng cục Thống kê Việt Nam, chỉ số CPI sẽ được công bố hàng tháng và được tính theo thông tin điều tra thu thập giá định kỳ của các mặt hàng và dịch vụ chủ yếu, đại diện cho tiêu dùng của dân cư trong một giai đoạn nhất định.

Sau mỗi chu kỳ 5 năm, danh mục mặt hàng đại diện, quyền số để tính chỉ số giá tiêu dùng lại được cập nhật cho phù hợp với thị trường tiêu dùng và cơ cấu chi tiêu cho đời sống hàng ngày của người dân trong thời điểm hiện tại.

Lưu ý, nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo.

Chỉ số CPI là gì? Công thức tính chỉ số CPI tại Việt Nam?

Chỉ số CPI là gì? Công thức tính chỉ số CPI tại Việt Nam? (Hình từ Internet)

Công thức tính chỉ số CPI tại Việt Nam?

Theo Tổng cục Thống kê Việt Nam, chỉ số CPI được tính theo công thức Laspeyres bình quân nhân gia quyền. Theo đó chỉ số CPI của cả nước được tính bằng phương pháp bình quân nhân gia quyền giữa chỉ số giá tiêu dùng của các vùng kinh tế với quyền số tương ứng.

Công thức cụ thể như sau:

Lưu ý, nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo.

Nguyên tắc quản lý, điều tiết giá của Nhà nước từ 01/7/2024 được quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 5 Luật Giá 2023 (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2024) quy định về nguyên tắc quản lý, điều tiết giá của Nhà nước như sau:

Nguyên tắc quản lý, điều tiết giá của Nhà nước
1. Quản lý, điều tiết giá theo cơ chế thị trường phù hợp với chính sách phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ; bảo đảm công khai, minh bạch, tôn trọng quyền tự định giá, cạnh tranh về giá của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật.
2. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và Nhà nước.
3. Góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, phát triển bền vững; thúc đẩy xã hội hóa hoạt động cung cấp dịch vụ công; có chính sách về giá phù hợp với vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Như vậy, từ 01/7/2024, Nhà nước quản lý và điều tiết giá theo các nguyên tắc sau:

- Quản lý, điều tiết giá theo cơ chế thị trường phù hợp với chính sách phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ;

- Bảo đảm công khai, minh bạch, tôn trọng quyền tự định giá, cạnh tranh về giá của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.

- Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và Nhà nước.

- Góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, phát triển bền vững; thúc đẩy xã hội hóa hoạt động cung cấp dịch vụ công;

- Có chính sách về giá phù hợp với vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Nguyên tắc định giá của Nhà nước từ 01/7/2024 được quy định như thế nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 22 Luật Giá 2023 (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2024) quy định nguyên tắc định giá của Nhà nước như sau:

Nguyên tắc và căn cứ định giá của Nhà nước
1. Nguyên tắc định giá của Nhà nước được quy định như sau:
a) Bảo đảm bù đắp chi phí sản xuất, kinh doanh hợp lý, hợp lệ; lợi nhuận (nếu có) hoặc tích lũy theo quy định của pháp luật (nếu có) phù hợp với mặt bằng thị trường; bảo đảm phù hợp với cung cầu hàng hóa, dịch vụ, điều kiện thị trường tại thời điểm định giá và chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước trong từng thời kỳ;
b) Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, người tiêu dùng;
c) Xem xét, điều chỉnh giá khi các yếu tố hình thành giá thay đổi. Trường hợp điều chỉnh giá sản phẩm, dịch vụ công trong dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư được thực hiện theo từng thời kỳ quy định tại hợp đồng dự án.
...

Như vậy, Nhà nước thực hiện định giá theo các nguyên tắc sau, bao gồm:

- Bảo đảm bù đắp chi phí sản xuất, kinh doanh hợp lý, hợp lệ, lợi nhuận (nếu có) hoặc tích lũy phù hợp với mặt bằng thị trường;

- Bảo đảm phù hợp với cung cầu hàng hóa, dịch vụ, điều kiện thị trường tại thời điểm định giá và chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước trong từng thời kỳ;

- Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, người tiêu dùng;

- Xem xét, điều chỉnh giá khi các yếu tố hình thành giá thay đổi.

- Trường hợp điều chỉnh giá sản phẩm, dịch vụ công trong dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư được thực hiện theo từng thời kỳ quy định tại hợp đồng dự án.

Trân trọng!

Điều tiết giá
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Điều tiết giá
Hỏi đáp Pháp luật
Chỉ số CPI là gì? Công thức tính chỉ số CPI tại Việt Nam?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Điều tiết giá
Trần Thị Ngọc Huyền
3,268 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Điều tiết giá
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào