Hướng dẫn hạch toán tài khoản 711 theo Thông tư 200 mới nhất?
Hướng dẫn hạch toán tài khoản 711 theo Thông tư 200?
Căn cứ Điều 93 Thông tư 200/2014/TT-BTC hướng dẫn hạch toán tài khoản 711 như sau:
- Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 711 - Thu nhập khác:
+ Bên nợ:
++ Số thuế GTGT phải nộp (nếu có) tính theo phương pháp trực tiếp đối với các khoản thu nhập khác ở doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp.
++ Cuối kỳ kế toán, kết chuyển các khoản thu nhập khác phát sinh trong kỳ sang tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”.
+ Bên Có: Các khoản thu nhập khác phát sinh trong kỳ.
- Hướng dẫn cách hạch toán tài khoản 711 theo Thông tư 200:
+ Khoản thu nhập từ nhượng bán hoặc thanh lý tài sản cố định: Có TK: 711 - Số tiền thu từ thanh lý, nhượng bán (chưa bao gồm VAT);
+ Các khoản nhận được từ biếu tặng của cá nhân/tổ chức bằng hiện vật hoặc tiền: Có TK: 711;
+ Thu tiền bồi thường từ bên thứ ba cho tài sản bị tổn thất: Có TK: 711;
+ Thu được khoản nợ phải thu từ nợ khó đòi đã xử lý xóa sổ: Có TK: 711;
+ Các khoản thuế xuất khẩu được hoàn, thuế giá trị gia tăng, tiêu thụ đặc biệt, bảo vệ môi trường phải nộp nhưng sau đó được giảm hoặc được hoàn: Có TK: 711;
+ Khi hết chương trình khuyến mại, nếu chưa sử dụng hết số hàng khuyến mại mà không phải trả lại cho nhà sản xuất hoặc nhà phân phối thì ghi nhận thu nhập khác: Có TK: 711;
+ Các khoản nợ phải trả không xác định được chủ nợ, khi xóa sổ và tính vào thu nhập khác: Có TK: 711;
+ Khi hết thời gian bảo hành công trình, nếu số dự phòng phải trả về bảo hành công trình lớn hơn chi phí thực tế phát sinh hoặc không phải bảo hành thì phải hoàn nhập số dự phòng phải trả về bảo hành công trình không sử dụng hết: Có TK: 711;
+ Cuối kỳ, tính và hạch toán số thuế giá trị gia tăng phải nộp theo phương pháp trực tiếp của số thu nhập khác: Nợ TK: 711;
+ Cuối kỳ, kết chuyển thu nhập khác trong kỳ sang tài khoản 911 - Xác định kết quả kinh doanh: Nợ TK:711.
Lưu ý: Tài khoản 711 - "Thu nhập khác" không có số dư cuối kỳ.
Hướng dẫn hạch toán tài khoản 711 theo Thông tư 200 mới nhất? (Hình từ Internet)
Đăng ký sửa đổi Chế độ kế toán đối với hệ thống tài khoản kế toán như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 9 Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định về đăng ký sửa đổi chế độ kế toán đối với hệ thống tài khoản kế toán như sau:
Đăng ký sửa đổi Chế độ kế toán
1. Đối với hệ thống tài khoản kế toán
a) Doanh nghiệp căn cứ vào hệ thống tài khoản kế toán của Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành kèm theo Thông tư này để vận dụng và chi tiết hoá hệ thống tài khoản kế toán phù hợp với đặc điểm sản xuất, kinh doanh, yêu cầu quản lý của từng ngành và từng đơn vị, nhưng phải phù hợp với nội dung, kết cấu và phương pháp hạch toán của các tài khoản tổng hợp tương ứng.
b) Trường hợp doanh nghiệp cần bổ sung tài khoản cấp 1, cấp 2 hoặc sửa đổi tài khoản cấp 1, cấp 2 về tên, ký hiệu, nội dung và phương pháp hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đặc thù phải được sự chấp thuận bằng văn bản của Bộ Tài chính trước khi thực hiện.
c) Doanh nghiệp có thể mở thêm các tài khoản cấp 2 và các tài khoản cấp 3 đối với những tài khoản không có qui định tài khoản cấp 2, tài khoản cấp 3 tại danh mục Hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp quy định tại phụ lục 1 - Thông tư này nhằm phục vụ yêu cầu quản lý của doanh nghiệp mà không phải đề nghị Bộ Tài chính chấp thuận.
...
Như vậy, doanh nghiệp muốn đăng ký sửa đổi Chế độ kế toán đối với hệ thống tài khoản kế toán thì thực hiện như sau:
- Doanh nghiệp cần bổ sung tài khoản cấp 1, cấp 2 hoặc sửa đổi tài khoản cấp 1, cấp 2 về tên, ký hiệu, nội dung và phương pháp hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đặc thù: phải xin sự chấp thuận bằng văn bản của Bộ Tài chính trước khi thực hiện.
- Doanh nghiệp có thể mở thêm các tài khoản cấp 2 và các tài khoản cấp 3 đối với những tài khoản không có qui định tài khoản cấp 2, tài khoản cấp 3 nhằm phục vụ yêu cầu quản lý của doanh nghiệp mà không phải đề nghị Bộ Tài chính chấp thuận.
- Căn cứ về hệ thống tài khoản kế toán của Chế độ kế toán doanh nghiệp, doanh nghiệp vận dụng và chi tiết hoá hệ thống tài khoản kế toán phù hợp với đặc điểm sản xuất, kinh doanh, yêu cầu quản lý của từng ngành và từng đơn vị, nhưng phải phù hợp với nội dung, kết cấu và phương pháp hạch toán của các tài khoản tổng hợp tương ứng.
Nguyên tắc kế toán tiền được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 11 Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định về nguyên tắc kế toán tiền như sau:
- Kế toán phải mở sổ kế toán ghi chép hàng ngày liên tục theo trình tự phát sinh các khoản thu, chi, xuất, nhập tiền, ngoại tệ và tính ra số tồn tại quỹ và từng tài khoản ở Ngân hàng tại mọi thời điểm để tiện cho việc kiểm tra, đối chiếu.
- Các khoản tiền do doanh nghiệp khác và cá nhân ký cược, ký quỹ tại doanh nghiệp được quản lý và hạch toán như tiền của doanh nghiệp.
- Khi thu, chi phải có phiếu thu, phiếu chi và có đủ chữ ký theo quy định.
- Kế toán phải theo dõi chi tiết tiền theo nguyên tệ.
- Khi phát sinh các giao dịch bằng ngoại tệ, kế toán phải quy đổi ngoại tệ ra Đồng Việt Nam theo nguyên tắc:
+ Bên Nợ các tài khoản tiền áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế;
+ Bên Có các tài khoản tiền áp dụng tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền.
- Tại thời điểm lập Báo cáo tài chính, doanh nghiệp phải đánh giá lại số dư ngoại tệ và vàng tiền tệ theo tỷ giá giao dịch thực tế.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Địa điểm bán pháo hoa Bộ Quốc phòng (pháo hoa Z121) tại TP Đà Nẵng?
- Bộ Đề thi GDCD lớp 7 cuối học kì 1 có đáp án năm 2024-2025?
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 tỉnh Long An?
- Link Bình chọn WeChoice Awards 2024 https wechoice vn? Hạn WeChoice Awards 2024 Vote đến ngày mấy?
- Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là gì?