Năm 2024, vốn điều lệ tối thiểu của doanh nghiệp tái bảo hiểm là bao nhiêu?

Năm 2024, vốn điều lệ tối thiểu của doanh nghiệp tái bảo hiểm là bao nhiêu?

Năm 2024, vốn điều lệ tối thiểu của doanh nghiệp tái bảo hiểm là bao nhiêu?

Theo khoản 4 Điều 35 Nghị định 46/2023/NĐ-CP quy định về vốn điều lệ tối thiểu như sau:

Vốn điều lệ tối thiểu
1. Vốn điều lệ tối thiểu của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ:
...
4. Vốn điều lệ tối thiểu của doanh nghiệp tái bảo hiểm:
a) Kinh doanh tái bảo hiểm, nhận nhượng tái bảo hiểm phi nhân thọ hoặc cả hai loại hình tái bảo hiểm phi nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe: 500 tỷ đồng Việt Nam;
b) Kinh doanh tái bảo hiểm, nhận nhượng tái bảo hiểm nhân thọ hoặc cả hai loại hình tái bảo hiểm nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe: 900 tỷ đồng Việt Nam;
c) Kinh doanh tái bảo hiểm, nhận nhượng tái bảo hiểm cả 03 loại hình tái bảo hiểm nhân thọ, tái bảo hiểm phi nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe: 1.400 tỷ đồng Việt Nam.
5. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm được thành lập, tổ chức và hoạt động trước ngày Nghị định này có hiệu lực có số vốn điều lệ thấp hơn mức vốn điều lệ tối thiểu quy định tại Điều này thì trước ngày 01 tháng 01 năm 2028 phải hoàn thành việc bổ sung đủ vốn điều lệ và ký quỹ theo quy định.

Như vậy, năm 2024, vốn điều lệ tối thiểu của doanh nghiệp tái bảo hiểm như sau:

- Kinh doanh tái bảo hiểm, nhận nhượng tái bảo hiểm phi nhân thọ hoặc cả hai loại hình tái bảo hiểm phi nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe: 500 tỷ đồng Việt Nam;

- Kinh doanh tái bảo hiểm, nhận nhượng tái bảo hiểm nhân thọ hoặc cả hai loại hình tái bảo hiểm nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe: 900 tỷ đồng Việt Nam;

- Kinh doanh tái bảo hiểm, nhận nhượng tái bảo hiểm cả 03 loại hình tái bảo hiểm nhân thọ, tái bảo hiểm phi nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe: 1.400 tỷ đồng Việt Nam.

Năm 2024, vốn điều lệ tối thiểu của doanh nghiệp tái bảo hiểm là bao nhiêu?

Năm 2024, vốn điều lệ tối thiểu của doanh nghiệp tái bảo hiểm là bao nhiêu? (Hình từ Internet)

Doanh nghiệp tái bảo hiểm chỉ được giải thể khi nào?

Việc giải thể doanh nghiệp tái bảo hiểm được quy định tại khoản 1 Điều 55 Nghị định 46/2023/NĐ-CP như sau:

Điều kiện, hồ sơ, trình tự và thủ tục giải thể doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chấm dứt hoạt động chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam
1. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm chỉ được giải thể; chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam chỉ được chấm dứt hoạt động khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác và không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc Trọng tài. Người quản lý có liên quan và doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm và chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm và chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam.
2. Việc thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam được thực hiện theo thứ tự ưu tiên sau đây:
a) Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết;
...

Như vậy, doanh nghiệp tái bảo hiểm chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác và không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc Trọng tài.

Nguyên tắc đầu tư của doanh nghiệp tái bảo hiểm được quy định như thế nào?

Theo khoản 2 Điều 99 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định chung về đầu tư như sau:

Quy định chung về đầu tư
...
2. Việc đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây:
a) Bảo đảm an toàn, thanh khoản, hiệu quả; tuân thủ quy định pháp luật, tự chịu trách nhiệm về hoạt động đầu tư;
b) Dự phòng nghiệp vụ chỉ được đầu tư tại Việt Nam, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 100 của Luật này;
c) Không được vay để đầu tư, ủy thác đầu tư vào chứng khoán, kinh doanh bất động sản hoặc góp vốn vào doanh nghiệp khác;
...

Theo đó, nguyên tắc đầu tư của doanh nghiệp tái bảo hiểm được quy định như sau:

- Bảo đảm an toàn, thanh khoản, hiệu quả; tuân thủ quy định pháp luật, tự chịu trách nhiệm về hoạt động đầu tư;

- Dự phòng nghiệp vụ chỉ được đầu tư tại Việt Nam, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 100 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022

- Không được vay để đầu tư, ủy thác đầu tư vào chứng khoán, kinh doanh bất động sản hoặc góp vốn vào doanh nghiệp khác;

- Không được đầu tư quá 30% nguồn vốn đầu tư vào các công ty trong cùng một nhóm công ty có quan hệ sở hữu lẫn nhau. Quy định này không áp dụng với việc gửi tiền vào các tổ chức tín dụng và nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài dưới hình thức thành lập doanh nghiệp hoặc thành lập chi nhánh tại nước ngoài;

- Không được đầu tư trở lại dưới mọi hình thức cho các cổ đông, thành viên góp vốn hoặc người có liên quan với cổ đông, thành viên góp vốn theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020, trừ tiền gửi tại các cổ đông, thành viên là tổ chức tín dụng;

- Không được mua trái phiếu doanh nghiệp phát hành trong đó có mục đích để cơ cấu lại các khoản nợ của chính doanh nghiệp phát hành;

- Trường hợp ủy thác đầu tư, tổ chức nhận ủy thác phải được cấp phép thực hiện hoạt động nhận ủy thác đầu tư phù hợp với nội dung nhận ủy thác đầu tư.

Trân trọng!

Vốn điều lệ
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Vốn điều lệ
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đề nghị thay đổi mức vốn điều lệ của ngân hàng hợp tác xã 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy định về góp vốn điều lệ bằng tiền mặt? Góp vốn điều lệ bằng tiền mặt được không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn đề nghị thay đổi vốn điều lệ của doanh nghiệp bảo hiểm mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Tăng vốn điều lệ doanh nghiệp nhà nước có bắt buộc phải được Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định không?
Hỏi đáp Pháp luật
Vốn điều lệ của doanh nghiệp thẩm định giá là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Năm 2024, vốn điều lệ tối thiểu của doanh nghiệp tái bảo hiểm là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Hồ sơ giảm vốn điều lệ công ty cổ phần gồm có những gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Nâng khống vốn điều lệ bị phạt bao nhiêu tiền? Thời hiệu xử phạt đối với hành vi nâng khống vốn điều lệ là bao lâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Giấy đề nghị điều chỉnh vốn điều lệ công ty đầu tư chứng khoán như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Có thể giảm vốn điều lệ trong trường các thành viên không thanh toán đầy đủ và đúng hạn không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Vốn điều lệ
Nguyễn Thị Hiền
786 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào